I. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (ĐỘT QUỴ NÃO)
- Tai biến mạch máu não là gì?
Tai biến mạch máu não (TBMMN) hay đột quị là tình trạng một phần não bị tổn thương do thiếu máu nuôi dưỡng.
Máu mang oxy và chất dinh dưỡng lên nuôi não. Khi thiếu máu lên não các tế bào sẽ ngưng hoạt động và sẽ chết đi trong vòng vài phút. Hậu quả là các vùng cơ thể do phần não đó điều khiển sẽ ngưng hoạt động, dẫn tới triệu chứng:
-
Yếu liệt hoặc tê mất cảm giác nửa người.
-
Không nói được hoặc hôn mê.
-
Nguyên nhân:
Nguyên nhân gây thiếu máu nuôi não có thể là tắc mạch hoạc vỡ mạch máu não. Có hai nhóm nguyên nhân chính:
- TBMMN do chảy máu não (Xuất huyết não): thường có liên quan đến tăng huyết áp (nhóm người cao tuổi) hay dị dạng mạch máu não (nhóm trẻ tuổi hơn).
- TBMMN do thiếu máu não cục bộ (Nhồi máu não ):
- Mạch máu hẹp lại rồi tắc do mảng xơ vữa đọng ở thành mạch lớn dần làm hẹp lòng mạch.
- Một cục máu đông trôi lên và kẹt lại gây tắc mạch máu: thường do tim bị loạn nhịp hoặc hẹp, hở van tim-máu ứ lại thành cục máu đông trong tim =>trôi lên não làm nghẹt mạch máu não.
- Cơn thoáng thiếu máu não: tương tự, nhưng mạch máu tự thông nên triệu chứng hồi phục hoàn toàn trong vòng 24 giờ.
II. TÓM TẮT THÔNG TIN ĐIỀU TRỊ
Người bệnh bị tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp tính( sau khi được điều trị tại các trung tâm, khoa hồi sức- cấp cứu) hoặc bị di chứng tai biến mạch máu não được tiếp nhận điều trị tại bệnh viện YHCT Phạm Ngọc Thạch.
-
Các xét nghiệm khi điều trị nội trú:
- Xét nghiệm máu: công thức máu, lipid máu, glucose máu, creatinin máu
- Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu
- Điện tâm đồ
- Các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác:
Tùy theo tình trạng bệnh lý kèm theo, bác sĩ chỉ định thêm để giúp chẩn đoán và điều trị.
-
Điều trị:
Người bệnh bị tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp tính hoặc bị di chứng tai biến mạch máu não khi điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được điều trị kết hợp giữa các phường pháp: Y học cổ truyền với Y học hiện đại và Vật lý trị liệu – PHCN. Tùy theo tình trạng bệnh của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp trên cho phù hợp.
2.1. Điều trị bằng YHCT:
- Thuốc thang: tùy theo thể bệnh, bác sĩ sẽ kê toa cho từng bệnh nhân.
- Liều lượng: ngày uống 01 thang, sắc sẵn thành 03 túi thuốc nước.
- Điện châm các huyệt theo phác đồ điệu trị liệt nửa người, liệt mặt, thất ngôn, ngày 1 đến 2 lần (điện châm lần 2 nếu người bệnh yêu cầu)
- Cấy chỉ: theo phác đồ, mỗi lần cấy chỉ có tác dụng 7 đến 14 ngày, sau thời gian tự tiêu của chỉ đến khám lại để có chỉ định thực hiện liệu trình tiếp theo.
- Xoa bóp bấm huyệt
2.2. Điều trị bằng Y học hiện đại
Tùy từng trường hợp bệnh, có thể kết hợp điều trị bằng thuốc Y học hiện đại hoặc không, thường gặp các nhóm thuốc sau:
- Thuốc chống xơ vữa, ổn định lipid máu : Statin, Fibrate
- Thuốc kháng kết tập tiểu cầu: aspin, clopidogel… trong đột quỵ nhồi máu não, cơn thoáng thiếu máu não và dự phòng đột quỵ tái phát.
- Các thuốc điều trị bệnh nền kèm theo: hạ áp, kiểm soát đường huyết, thuốc tim mạch …
2.3. Điều trị vật lý trị liệu:
- Tập phục hồi chức năng: các bài tập tùy thuộc vào giai đoạn, mức độ liệt của người bệnh. Giai đoạn liệt mềm tập thụ động các khớp bên liệt. Giai đoạn liệt cứng tập vận động thụ động hoặc có trợ giúp tùy thuộc vào mức độ liệt của người bệnh, tập nằm, ngồi, thăng bằng, đứng, đi và thực hiện các động tác sinh hoạt hằng ngày.
- Chiếu đèn hồng ngoại
2.4. Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi:
- Được đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng phù hợp.
- Nằm giường cứng (nệm mỏng ít lún), nghỉ ngơi, trường hợp nặng nằm nệm hơi và thay đổi tư thế thường xuyên chống loét.
III. PHÒNG BỆNH
- Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như : Huyết áp, đường máu, lipid máu…
- Thay đổi lối sống: ăn nhạt, giảm lượng rượu thức uống chứa cồn, bỏ thuốc lá, tăng cường vận động thể lực.
- Kiểm tra sức khỏe định kỳ.
GIẢI PHÁP: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO
A.Tên cá nhân, khoa phòng đề xuất giải pháp sáng kiến:
- Bác sĩ Đoàn Ngọc Khanh cùng tập thể khoa châm cứu.
B.Các nhiệm vụ đề xuất
1.Tên giải pháp: “Những điều cần biết đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não”
2.Tính cấp thiết của giải pháp: Tai biến mạch máu não là một bệnh nặng nhiều biến chứng nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao. Nhiều trường hợp dù bệnh nhân được chẩn đoán sớm điều trị kịp thời vẫn phải chịu những di chứng nặng nề làm tàn phế người bệnh, gây tốn kém rất nhiều cho gia đình và xã hội.Trong khi bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có rất ít thông tin hiểu biết về căn bệnh này do vậy những kiến thức giúp bệnh nhân và người nhà hiểu biết để phòng bệnh, giảm tỉ lệ tái phát là rất cần thiết.
3.Mục tiêu của giải pháp: Để cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết và việc theo dõi tại nhà sau khi bệnh nhân bị tai biến mạch máu não được xuất viện .
Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tại bệnh viện
- Nội dung thực hiện sáng kiến:
- Phương pháp thực hiện: nghiên cứu thực tiễn- Đối tượng thực hiện: các bệnh nhân bị bệnh tai biến mạch máu não tại khoa châm cứu.
- Nội dung chủ yếu của giải pháp:
+ Đánh giá hiệu quả của giải pháp: Đánh giá sự hài lòng của người bệnh khi ra viện.
+ Đánh giá tính khả thi của giải pháp: Ít tốn kém, dễ thực hiện khi có tài liệu trong tay các bác sĩ và điều dưỡng..
+ Tổ chức thực hiện:
. Phối hợp thực hiện hàng ngày khi tiếp xúc với bệnh nhân tai biến mạch máu não hoặc thông qua cuộc họp bệnh nhân.
. Có tài liệu “ những điều cần biết về bệnh tai biến mạch máu não”
+ Những người tham gia tổ chức ứng dụng sáng kiến lần đầu: Các bác sĩ, điều dưỡng, kĩ thuật viên của khoa châm cứu.
5.Sản phẩm của giải pháp:
- Phương pháp tổ chức, và qui trình làm việc:
. Tập huấn những nội dung của sáng kiến cho toàn thể các bác sĩ điều dưỡng, kĩ thuật viên trong khoa châm cứu
. Khi một bệnh nhân tai biến mạch máu não vào viện, trong quá trình nằm viện và đặc biệt khi ra viện được cập nhật những thông tin cần thiết để phòng và điều trị bệnh được hiệu quả ( phát tài liệu và giải thích nội dung cho bệnh nhân hoặc người nhà người bệnh)
. Đánh giá sự hài lòng của người bệnh khi ra viện (qua thanh tra của bệnh viện). lập bảng danh sách, lưu địa chỉ của bệnh nhân, cho bệnh nhân số điện thoại của khoa, định kì hàng tháng liên hệ với bệnh nhân để tư vấn kịp thời cho người bệnh.
- Giải pháp: Các y bác sĩ hàng ngày cần sắp xếp thời gian tiếp xúc nhiều hơn với bệnh nhân và gia đình người bệnh để tuyên truyền được những điều cần biết về bệnh TBMMN để phối hợp thực hiện
- Khả năng và địa chỉ áp dụng: các khoa có bệnh nhân TBMMN
- Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 8 năm 2013
Duyệt của Hội đồng NCKH- sáng kiến kỹ thuật |
Thay mặt nhóm đề xuất |
(Ký tên, đóng dấu) |
(Họ, tên và chữ ký) |
|
Đoàn Ngọc Khanh |