I. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH ĐAU THẦN KINH TỌA

Đau thần kinh tọa có biểu hiện đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. thường đau từ thắt lưng lan xuống mặt sau hoặc mặt bên đùi mặt sau hoặc mặt trước ngoài cẳng chân, qua trước mắt cá ngoài đến mu chân và lan tới ngón chân cái hoặc lan xuống gót chân, qua mắt cá ngoài tới gan chân và tận cùng ở ngón út. Bệnh có thể gây đau nhiều hay it, liên tục hay gián đoạn tùy theo nguyên nhân và mức độ bệnh.

Nguyên nhân hay gặp nhất gây đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (thường gặp thoát vị đĩa đệm L4-L5 hoặc L5- S1 gây chèn ép rễ L5 hoặc S1 tương ứng). Ngoài ra các nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa như: thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt thân đốt sống, chấn thương, tổn thương thân đốt sống (do lao, vi khuẩn, u, ung thư), viêm đĩa đệm đốt sống, tình trạng mang thai...

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Lâm sàng người bệnh có 2 hội chứng:

- Hội chứng cột sống thắt lưng:

- Hội chứng chèn ép rễ thần kinh thắt lưng:

Cận lâm sàng trong đau thần kinh tọa: Xquang thường quy cột sống thắt lưng bình thường hoặc có dấu hiệu thoái hóa, trượt thân đốt sống và ít có giá trị chẩn đoán nguyên nhân; Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng nhằm xác định chính xác vị trí, mức độ tổn thương; Điện cơ đồ giúp phát hiện và đánh giá rễ thần kinh tổn thương.

Theo Y học cổ truyền, đau thần kinh tọa được miêu tả trong các y văn với các tên bệnh như “Yêu cước thống”, “Tọa cốt phong”, “Tọa điến phong”, “Yêu cước đông thống”

II. CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM KHI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

  1. Xét nghiệm Công thức máu.
  2. Xét nghiệm nước tiểu.
  3. Chụp X- quang cột sống thát lưng.
  4. Xét nghiệm khác khi có bệnh kèm theo.

III. ĐIỀU TRỊ:

Người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được điều trị kết hợp giữa các phường pháp: Y học cổ truyền với Y học hiện đại và Vật lý trị liệu – PHCN. Tùy theo tình trạng bệnh của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp trên cho phù hợp.

1. Điều trị bằng YHCT:

  • Thuốc thang: tùy theo thể bệnh, bác sĩ sẽ kê toa cho từng bệnh nhân; liều lượng: ngày uống 01 thang, sắc sẵn thành 03 túi thuốc nước.
  • Điện châm các huyệt theo phác đồ điệu trị đau thần kinh tọa, ngày 1 đến 2 lần (điện châm lần 2 nếu người bệnh yêu cầu).
  • Xoa bóp bấm huyệt.

2. Điều trị bằng Y học hiện đại

Tùy từng trường hợp bệnh, có thể kết hợp điều trị bằng thuốc Y học hiện đại hoặc không, chọn trong các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs).
  • Thuốc giãn cơ.
  • Trong trường hợp đau nhiều, các thuốc giảm đau ít tác dụng, có thể tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng.
  • Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (Với trường hợp đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng).

3. Điều trị vật lý trị liệu:

- Chiếu đèn hồng ngoại, thể dục trị liệu, kéo giãn cột sống thắt lưng, treo người bằng xà đơn, bơi, đeo đai lưng hỗ trợ nhằm tránh quá tải trên đĩa đệm cột sống.

4. Chế độ nghỉ ngơi: Nằm giường cứng (nệm mỏng ít lún) tránh các động tác mạnh đột ngột, tránh mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu.

III. PHÒNG BỆNH

- Giữ tư thế cột sống thẳng đứng khi ngồi lâu, đứng lâu, có thể mang đai lưng hỗ trợ.

- Tránh bị nhiễm lạnh, ẩm thấp kéo dài.

- Tránh các động tác đột ngột, sai tư thế, mang vác nặng.

- Luyện tập bơi lội hoặc yoga để tăng sức bền của khối cơ lưng.

 


Tin Mới Nhất

Hình Ảnh Hoạt Động

Video

Khảo Sát

Facebook

Thống kê

530938
Hôm Nay
Hôm Qua
Tuần Này
Tuần Trước
Tháng Này
Tháng Trước
Tất cả
207
447
2797
525339
12856
12764
530938

Your IP: 40.77.167.15
2023-09-30 07:15