I. Giới thiệu về bệnh dọa sảy thai (động thai)
Dọa sảy thai(động thai) là tình trạng người phụ nữ bị trễ kinh, siêu âm thấy túi thai trong lòng tử cung, có biểu hiện đau bụng dưới, đau lưng, có hoặc không có dấu hiệu ra máu âm đạo.
Nguyên nhân gây ra tình trạng dọa sảy thai thì có rất nhiều ví dụ như do bất thường nhiễm sắc thể, bất thường về cấu tạo giải phẫu tử cung người mẹ, u xơ tử cung, các bệnh lý mãn tính của người mẹ như bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường…
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Lâm sàng: Người bệnh trễ kinh, thấy đau bụng dưới, đau thắt lưng, có hoặc không có ra máu âm đạo.
- Siêu âm: Thấy túi thai trong lòng tử cung, có hình ảnh tụ máu cạnh túi thai
Theo y học cổ truyền, dọa sảy thai có bệnh danh là thai lậu, động thai, tử lậu.
II. Các xét nghiệm cần làm khi điều trị ngoại trú
-
Xét nghiệm công thức máu.
-
Xét nghiệm nước tiểu.
-
Siêu âm thai.
III. Điều trị
Người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được điều trị kết hợp giữa các phương pháp y học cổ truyền với y học hiện đại.
-
Điều trị bằng y học cổ truyền.
- Thuốc thang: Tùy theo thể bệnh bác sỹ sẽ kê toa cho từng bệnh nhân. Liều lượng ngày uống một thang sắc sẵn thành 3 túi thuốc nước.
- Nghỉ ngơi sinh hoạt tại giường.
-
Điều trị bằng y học hiện đại.
Tùy từng trường hợp bệnh, có thể kết hợp điều trị thêm thuốc tây
Các thuốc tây có thể sử dụng:
-
Thuốc nội tiết: Duphaston 10mg, Utrogestan 100mg
-
Thuốc giảm co bóp cơ trơn
-
Viên sắt
IV. Phòng bệnh
- Người phụ nữ trước khi mang thai nên khám và điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, điều trị ổn định các bệnh nội khoa mãn tính.
- Tiêm ngừa cúm, Rubella, viêm gan B…
- Uống viên sắt, acid folic trước khi mang thai 3 tháng.
- Khi thấy trễ kinh, đau bụng nên đi khám để điều trị sớm và có chế độ sinh hoạt, làm việc nghỉ ngơi phù hợp.