I. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO:

Đột quỵ não (thường gọi là đột quỵ hay tai biến mạch não) có hai thể lâm sàng chính: đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tỉnh được đặc trưng bởi sự mất lưu thông máu đột ngột đến một khu vực của não do tắc nghẽn mạch bởi huyết khối hoặc cục tắc ở động mạch não, dẫn đến mất chức năng thần kinh tương ứng. Đột quỵ thiếu máu não hay còn gọi là nhồi máu não (NMN) phổ biến hơn đột quỵ xuất huyết não (XHN) mà nguyên nhân là do nứt vỡ các động mạch trong não.

Nguyên nhân:

Các yếu tố nguy cơ gây Đột quỵ không thay đổi:

  • Tuổi
  • Chủng tộc
  • Giới tính
  • Tiền sử đau nửa đầu kiểu migrain
  • Loạn sản xơ cơ
  • Di truyền: gia đình có người bị đột quỵ hoặc bị các cơn thiếu máu não thoáng qua

Các yếu tố nguy cơ Đột quỵ có thể thay đổi:

  • Tăng huyết áp (quan trọng nhất)
  • Đái tháo đường
  • Bệnh tim: rung nhĩ, bệnh van tim, suy tim, hẹp van hai lá, bệnh tim bẩm sinh có luồng thông trái - phải (ví dụ lỗ bầu dục thông), giãn tâm nhĩ và tâm thất
  • Rối loạn lipid máu
  • Thiếu máu não thoáng qua (TIAs)
  • Hẹp động mạch cảnh
  • Tăng homocystine máu
  • Các vấn đề về lối sống: uống rượu quá mức, hút thuốc lá, sử dụng ma túy, ít hoạt động thể lực
  • Béo phì
  • Dùng thuốc tránh thai hoặc dùng hormone sau mãn kinh
  • Bệnh hồng cầu hình liềm

Triệu chứng lâm sàng thường gặp:

  • Liệt nửa người hoặc liệt 1 phần cơ thể
  • Buồn nôn, nôn, đau đầu, đột ngột thay đổi ý thức
  • Trường hợp nặng cứng gáy, co giật, hôn mê
  • Mất hoặc giảm cảm giác một bên cơ thể
  • Mất thị lực một hoặc hai mắt
  • Mất hoặc giảm thị trường
  • Nhìn đôi (song thị).
  • Giảm hoặc không vận động được khớp xương
  • Liệt mặt
  • Thất điều
  • Chóng mặt (hiếm khi xuất hiện đơn lẻ).
  • Thất ngôn
  • Rối loạn ý thức đột ngột

Các triệu chứng trên có thể xuất hiện đơn độc hoặc cùng lúc, nặng hoặc nhẹ hơn tùy thuộc vào mức độ tổn thương

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Lâm sàng người bệnh có 3 thường gặp:

  • Nhồi máu não
  • Xuất huyết não
  • Cơn thoáng thiếu máu não ( còn gọi đột quỵ não thoáng qua)

Cận lâm sàng trong đột quỵ:

Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan): Đóng vai trò là công cụ hình ảnh quan trọng nhất trong thăm khám ban đầu ở bệnh nhân Đột quỵ nhằm phân biệt nhồi máu, hay xuất huyết não, xát định vị trí và mức độ tổn thương.

Chụp MSCT mạch máu não giúp chẩn đoán chính xác vị trí động mạch tắc qua đó quyết định phương pháp điều trị lấy huyết khối. Ngoài ra, nhiều ứng dụng hiện đại trong MSCT như chụp cắt lớp vi tính nhiều pha, đánh giá tính thấm thành mạch, chụp tưới máu não giúp bổ sung các thông tin cần thiết, xác định một số yếu tố nguy cơ, tiên lượng khả năng chảy máu cũng như tính toán thể tích vùng lõi nhồi máu..

Chụp cộng hưởng từ não ( MRI) Là kỹ thuật hiện đại, mang lại nhiều thông tin bổ sung ở bệnh nhân đột quỵ- Có thể phát hiện tổn thương thiếu máu hay chảy máu não ngay ở giai đoạn rất sớm sau đột quỵ.- Đánh giá chi tiết các cấu trúc giải phẫu của não nhờ độ phân giải không gian tốt.Tuy nhiên - Không được trang bị ở mọi cơ sở y tế.- Thời gian chụp kéo dài, chất lượng hình ảnh bị ảnh hưởng nếu bệnh nhân kích thích trong bệnh cảnh đột quỵ não.- Một số bệnh nhân không chụp được MRI do có chống chỉ định (mang máy tạo nhịp vĩnh viễn, van cơ học).

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác

  • Siêu âm Doppler xuyên sọ là công cụ hữu ích đánh giá các mạch máu đoạn gần như động mạch não giữa, động mạch cảnh đoạn trong sọ, động mạch sống nền.
  • Siêu âm tim: khi nghi ngờ huyết khối từ tim gây tắc mạch.
  • Chụp XQ ngực cũng có ích trong đột quỵ cấp, tuy nhiên không được làm ảnh hưởng đến thời gian chỉ định thuốc tiêu sợi huyết.
  • Chụp động mạch não qua da: giúp làm rõ các dấu hiệu nghi ngờ hoặc để xác định và điều trị.

Theo Y học cổ truyền, với các triệu chứng Đột quỵ não được mô tả trong các chứng “bán thân bất toại”, “Trúng phong kinh lạc”, “Trúng phong tạng phủ”, “chứng nuy”, “Thất ngôn”... Hậu quả của Đột quỵ não để lại di chứng nặng nề, để lại gánh nặng cho người bệnh, thân nhân và xã hội, do đó việc điều trị phục hồi cho người bệnh là yêu cầu cấp thiết.

II. CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM KHI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

  1. Chỉ nên xét nghiệm cấp các thông số như đường máu, đông máu cơ bản (nếu bệnh nhân đang dùng heparin, warfarin, hoặc các thuốc chống đông trực tiếp), công thức máu, Xét nghiệm lipid máu lúc đói, sinh hóa máu cơ bản. Các chỉ định xét nghiệm khác tùy thuộc vào lâm sàng của từng người bệnh.

  2. Chụp cắt lớp vi tính CTScan, hay cộng hưởng từ lặp lại: khi bệnh có dấu hiệu trở nặng theo chỉ định của bác sỹ.

  3. Xét nghiệm khác khi có bệnh kèm theo

III. ĐIỀU TRỊ

          Người bệnh Đột quỵ sau giai đoạn cấp, các dấu hiệu sinh tồn ổn định khi điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được điều trị kết hợp giữa các phường pháp: Y học cổ truyền với Y học hiện đại và Vật lý trị liệu – PHCN.Tùy theo tình trạng bệnh của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp trên cho phù hợp.

1. Điều trị bằng YHCT

  • Thuốc thang: tùy theo thể bệnh, bác sĩ sẽ kê toa cho từng bệnh nhân.
  • Liều lượng: ngày uống 01 thang, sắc sẵn thành 03 túi thuốc nước.
  • Điện châm các huyệt theo phác đồ điệu trị liệt nửa người, liệt mặt, thất ngôn, ngày 1 đến 2 lần (điện châm lần 2 nếu người bệnh yêu cầu)
  • Cấy chỉ: có thể chọn 10-15 huyệt theo phác đồ nửa người bên liệt, mỗi lần cấy chỉ có tác dụng 7 đến 14 ngày , sau thời gian tự tiêu của chỉ đến khám lại để có chỉ định thực hiện liệu trình tiếp theo.
  • Xoa bóp bấm huyệt

2. Điều trị bằng Y học hiện đại

Tùy từng trường hợp bệnh, có thể kết hợp điều trị bằng thuốc Y học hiện đại hoặc không, thường gặp các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc chống xơ vữa, ổn định lipid máu : Statin, Fibrate
  • Thuốc kháng kết tập tiểu cầu: aspin, clopidogel… trong đột quỵ nhồi máu não, cơn thoáng thiếu máu não và dự phòng đột quỵ tái phát.
  • Các thuốc điều trị bệnh nền kèm theo: hạ áp, kiểm soát đường huyết, thuốc tim mạch …
  • Thuốc điều trị các triệu chứng kèm theo: chống động kinh, co giật, chống co cứng cơ, giảm đau, an thần, chống rối loạn tiền đình, chống trầm cảm …
  • Thuốc bổ dinh dưỡng thần kinh Trung ương, hỗ trợ tăng tuần hoàn não, dinh dưỡng toàn thân.

3. Điều trị vật lý trị liệu

  • Tập phục hồi chức năng: các bài tập tùy thuộc vào giai đoạn, mức độ liệt của người bệnh. Giai đoạn liệt mềm tập thụ động các khớp bên liệt. Giai đoạn liệt cứng tập vận động thụ động hoặc có trợ giúp tùy thuộc vào mức độ liệt của người bệnh, tập nằm, ngồi , thăng bằng, đứng, đi và thực hiện các động tác sinh hoạt hằng ngày.
  • Chiếu đèn hồng ngoại

4. Chế độ nghỉ ngơi

Nằm giường cứng (nệm mỏng ít lún), nghỉ ngơi, không làm việc nặng, gắng sức.

IV. PHÒNG BỆNH

  • Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như : Huyết áp, đường máu, lipid máu…
  • Thay đổi lối sống: ăn nhạt, giảm lượng rượu thức uống chứa cồn, bỏ thuốc lá, tăng cường vận động thể lực.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

Tin Mới Nhất

Hình Ảnh Hoạt Động

Video

Khảo Sát

Facebook

Thống kê

565587
Hôm Nay
Hôm Qua
Tuần Này
Tuần Trước
Tháng Này
Tháng Trước
Tất cả
321
263
584
561966
5091
17029
565587

Your IP: 34.229.63.28
2023-12-11 15:19