I. GIỚI THIỆU VỀ HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY

Hội chứng cổ vai cánh tay còn gọi là hội chứng vai cánh tay hay bệnh lý rễ tủy cổ, là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm.

Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân:

  • Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp, hậu quả là gây chèn ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đơn thuần hoặc phối hợp với thoái hóa cột sống cổ.
  • Các nguyên nhân ít gặp khác gồm chấn thương, khối u, nhiễm trùng, loãng xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống.
  •  Trong một số trường hợp hội chứng cổ vai cánh tay là do bản thân bệnh lý của cột sống cổ gây đau cổ và lan ra vai hoặc tay, mà không có bệnh lý rễ dây thần kinh cổ.

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Tùy thuộc nguyên nhân, mức độ và giai đoạn bệnh, bệnh nhân có thể có ít nhiều những triệu chứng và hội chứng sau đây:

  • Hội chứng cột sống cổ.
  • Hội chứng rễ thần kinh.
  • Hội chứng tủy cổ.
  • Các triệu chứng khác: hội chứng động mạch sống nền, rối loạn thần kinh thực vật.

      Theo Y học cổ truyền, hội chứng cổ vai cánh tay được xếp vào phạm vi chứng Tý. Tý có nghĩa là tắc, không thông. Chứng tý là do tà khí phong hàn thấp nhiệt ở ngoài xâm nhập vào cơ thể, đóng bít ngăn trở kinh lạc, khí huyết vận hành không thông lợi mà gây ra.

II. CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM KHI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ.

  • Xét nghiệm Công thức máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Chụp X-quang cột sống cổ thẳng nghiêng.
  • Điện cơ.
  • Xét nghiệm khác khi có bệnh kèm theo.

III. ĐIỀU TRỊ.

Người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được điều trị kết hợp giữa các phương pháp: Y học cổ truyền với Y học hiện đại và Vật lý trị liệu – PHCN. Tùy theo tình trạng bệnh của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp trên cho phù hợp.

  1. Điều trị bằng Y học cổ truyền
  • Thuốc thang: tùy theo thể bệnh, bác sĩ sẽ kê toa cho từng bệnh nhân; liều lượng: ngày uống 01 thang, sắc sẵn thành 03 túi thuốc nước.
  • Điện châm các huyệt theo phác đồ điều trị hội chứng cổ vai cánh tay, ngày 1 đến 2 lần (điện châm lần 2 nếu người bệnh yêu cầu).
  • Xoa bóp bấm huyệt.
  1. Điều trị kết hợp Y học hiện đại

        Tùy từng trường hợp bệnh, có thể kết hợp điều trị bằng thuốc Y học hiện đại hoặc không, chọn trong các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs).
  • Thuốc giãn cơ.
  • Các thuốc khác: Thuốc chống trầm cảm ba vòng, Vitamin nhóm B,  
  • Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng hoặc tiêm khớp liên mỏm sau cạnh cột sống cổ.
  1. Điều trị vật lý trị liệu

           Liệu pháp nhiệt, kích thích điện, siêu âm liệu pháp, tập vận động trị liệu, kéo giãn cột sống

  1. Chế độ nghỉ ngơi
  • Giáo dục bệnh nhân, thay đổi thói quen sinh hoạt, công việc (tư thế ngồi làm việc, sử dụng máy tính, …).
  • Trong giai đoạn cấp khi có đau nhiều hoặc sau chấn thương có thể bất động cột sống cổ tương đối bằng đai cổ mềm.

IV. PHÒNG BỆNH

  • Cần duy trì tư thế đầu và cổ thích hợp trong sinh hoạt, công việc, học tập và các hoạt động thể thao, tránh những tư thế ngồi, tư thế làm việc gây gập cổ, ưỡn cổ hoặc xoay cổ quá mức kéo dài, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, chú ý tư thế ngồi và ghế ngồi thích hợp.
  • Thực hiện các bài tập vận động cột sống cổ thích hợp để tăng cường sức cơ vùng cổ ngực và vai, cũng như tránh cho cơ vùng cổ bị mỏi mệt hoặc căng cứng.

 


Tin Mới Nhất

Hình Ảnh Hoạt Động

Video

Khảo Sát

Facebook

Thống kê

565622
Hôm Nay
Hôm Qua
Tuần Này
Tuần Trước
Tháng Này
Tháng Trước
Tất cả
356
263
619
561966
5126
17029
565622

Your IP: 118.71.92.113
2023-12-11 16:13