I. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch. Huyết áp gồm có hai con số (ví dụ 140/80mmHg, 130/90mmHg). Số cao hơn gọi là huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa), số thấp hơn là huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu). Theo khuyến cáo hiện nay của Hội tim mạch Châu Âu và Hội tim mạch Việt Nam, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg (Hội Tim mạch Hoa Kỳ coi huyết áp ≥130/80mmHg là tăng huyết áp). Tức là huyết áp bình thường phải nhỏ hơn 140/90mmHg

II. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân tăng huyết áp cũng được chia thành hai nhóm

  • Tăng huyết áp vô căn: không xác định được nguyên nhân
  • Tăng huyết áp thứ phát: các nguyên nhân có thể gặp:
  • Các bệnh lý về thận: viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, sỏi thận, hẹp động mạch thận
  • Các bệnh nội tiết: U tủy thượng thận, Cushing, cường Aldosteron, cường giáp,..
  • Các bệnh lý tim mạch: hở van động mạch chủ (gây tăng huyết áp tâm thu đơn độc), hẹp eo động mạch chủ (gây tăng huyết áp chi trên), hẹp xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến động mạch thận
  • Do thuốc: cam thảo, thuốc tránh thai, một số thuốc cường giao cảm
  • Nguyên nhân khác: ngộ độc thai nghén, rối loạn thần kinh.

III. CHẦN ĐOÁN

Chẩn đoán tăng huyết áp chỉ cần đo huyết áp theo quy trình chuẩn tại phòng khám. Hoặc có thể đeo Holter huyết áp (theo dõi huyết áp 24h), tự đo huyết áp tại nhà.

  • Nếu đo huyết áp tại phòng khám: tăng huyết áp khi huyết áp ≥ 140/90mmHg
  • Đo huyết áp bằng máy Holter: tăng huyết áp khi huyết áp trung bình ban ngày ≥ 135/85mmHg, huyết áp trung bình ban đêm ≥ 120/70mmHg
  • Tự đo huyết áp tại nhà nhiều lần: tăng huyết áp khi huyết áp ≥ 135/85 mmHg

IV. CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM KHI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

  1. Xét nghiệm máu:  bilan lipid, glucose máu lúc đói, creatinin huyết tương.
  2. Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu
  3. Điện tâm đồ
  4. Các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác:

Tùy theo tình trạng bệnh lý kèm theo, bác sĩ chỉ định thêm để giúp chẩn đoán và điều trị.

V. ĐIỀU TRỊ:

Người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được điều trị kết hợp giữa các phường pháp: Y học cổ truyền với Y học hiện đại. Tùy theo tình trạng bệnh của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp trên cho phù hợp.

  1. Điều trị bằng YHCT:
  • Thuốc thang: tùy theo thể bệnh, bác sĩ sẽ kê toa cho từng bệnh nhân; liều lượng: ngày uống 01 thang, sắc sẵn thành 03 túi thuốc nước.
  • Điện châm các huyệt theo phác đồ điều trị tăng huyết áp, ngày 1 đến 2 lần (điện châm lần 2 nếu người bệnh yêu cầu).
  1.   Điều trị bằng Y học hiện đại

Có 06 nhóm thuốc dùng để điều trị THA: lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh Canxi, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensine, Các thuốc liệt giao cảm và các thuốc ức chế thần kinh trung ương. Tùy từng trường hợp bệnh, bệnh nhân được dùng thuốc điều trị Tăng huyết áp phù hợp và theo dõi để điều chỉnh liều.

VI. PHÒNG BỆNH

Các biện pháp này được áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được số đo huyết áp, giảm số thuốc cần dùng.

  •  Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:
    • Giảm mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày).
    • Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
    • Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no.
  • Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2.
  • Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.
  • Hạn chế uống rượu, bia.
  • Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
  • Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần có chế độ thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh bị lạnh đột ngột.

Tin Mới Nhất

Hình Ảnh Hoạt Động

Video

Khảo Sát

Facebook

Thống kê

530911
Hôm Nay
Hôm Qua
Tuần Này
Tuần Trước
Tháng Này
Tháng Trước
Tất cả
180
447
2770
525339
12829
12764
530911

Your IP: 44.192.115.114
2023-09-30 06:44