I. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH TRĨ
Bệnh trĩ (dân gian gọi là bệnh lòi dom) là hiện tượng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn, trực tràng. Bình thường các mô này sẽ giúp kiểm soát sự tống phân ra ngoài. Khi các mô này bị viêm và sưng phồng lên thì gọi là trĩ.
Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định một cách rõ ràng. Những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:
-
Táo bón kéo dài: Người bệnh đi ngoài rặn nhiều, khi rặn áp lực trong ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ ra ngoài hậu môn.
- Tiêu chảy kéo dài: Người bệnh mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều lần làm tăng áp lực trong ổ bụng.
- Tăng áp lực ổ bụng: Những người bị viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản, ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
- Lối sống tĩnh tại: Người phải đứng lâu, ngồi nhiều ít đi lại như thư ký bàn giấy, tài xế, thợ may…
-
Khối u hậu môn trực tràng và vùng xung quanh: Như ung thư trực tràng, u vùng tiểu khung, thai nhiều tháng…khi to lên có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng tạo thành bệnh trĩ
Tiêu chuẩn chẩn đoán:
- Dựa vào triệu chứng lâm sàng
- Dựa vào triệu chứng cận lâm sàng
Nội soi đại trực tràng ống mềm có thể chẩn đoán chính xác bệnh trĩ và chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác ở trực tràng và đại tràng như ung thư trực tràng, ung thư ống hậu môn ...
II. CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM KHI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ
-
Xét nghiệm Công thức máu, TS-TC, HIV, Glucose
-
Xét nghiệm nước tiểu.
-
Nội sọi đại tràng sigma - trực tràng
-
Siêu âm bụng
-
Điện tim
Các xét nghiệm khác khi có bệnh lý đi kèm
III. ĐIỀU TRỊ:
Người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được điều trị kết hợp giữa các phường pháp: Y học cổ truyền với Y học hiện đại. Tùy theo tình trạng bệnh của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp trên cho phù hợp.
- Điều trị bằng YHCT:
- Thuốc thang: tùy theo thể bệnh, bác sĩ sẽ kê toa cho từng bệnh nhân; liều lượng: ngày uống 01 thang, sắc sẵn thành 03 túi thuốc nước. Kết hợp thuốc ngâm hậu môn tùy vào tình trạng bệnh.
- Điện châm các huyệt theo phác đồ điều trị trĩ, ngày 1 đến 2 lần (điện châm lần 2 nếu người bệnh yêu cầu).
-
Điều trị bằng Y học hiện đại
Chỉ định phẫu thuật, tại bệnh viện hiện có 2 phương pháp
- Mổ trĩ bằng máy điện cao tầng HCPT
- Mổ trĩ bằng máy laser CO2
IV. PHÒNG BỆNH
-
Ăn nhiều chất xơ có trong rau củ quả để ngừa táo bón, tiêu chay, hạn chế ăn thịt và các đồ ăn chế biến nhanh.
-
Uống nhiều nước
-
Không nên nhịn đại tiện.
-
Không mang vác quá sức
-
Cố gắng giới hạn thời gian đi vệ sinh < 2 phút
-
Không để sách báo trong phòng tăm
-
Không sử dụng điện thoại khi đi đại tiện
-
Tập thể dục thường xuyên, tránh để cơ thể bị béo phì
-
Không nên ngồi quá lâu tại một chỗ, nên đứng lên đi lại sau khi ngồi làm việc 30 phút.