I. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH TRĨ

Bệnh trĩ (dân gian gọi là bệnh lòi dom) là hiện tượng giãn quá mức các đám rối tĩnh mạch trĩ ở mô xung quanh hậu môn, trực tràng. Bình thường các mô này sẽ giúp kiểm soát sự tống phân ra ngoài. Khi các mô này bị viêm và sưng phồng lên thì gọi là trĩ.

Nguyên nhân của bệnh chưa được xác định một cách rõ ràng. Những yếu tố sau đây được coi như là những điều kiện thuận lợi cho bệnh phát sinh:

  • Táo bón kéo dài: Người bệnh đi ngoài rặn nhiều, khi rặn áp lực trong ống hậu môn tăng lên gấp 10 lần. Táo bón lâu ngày làm xuất hiện các búi trĩ. Các búi trĩ dần dần to lên và khi to quá sẽ ra ngoài hậu môn.

  • Tiêu chảy kéo dài: Người bệnh mỗi ngày đại tiện nhiều lần và mỗi lần đại tiện phải rặn nhiều lần làm tăng áp lực trong ổ bụng.
  • Tăng áp lực ổ bụng: Những người bị viêm phế quản mãn tính, giãn phế quản, ho nhiều, những người làm lao động nặng như khuân vác… làm tăng áp lực trong ổ bụng, dễ dàng cho bệnh trĩ xuất hiện.
  • Lối sống tĩnh tại: Người phải đứng lâu, ngồi nhiều ít đi lại như thư ký bàn giấy, tài xế, thợ may…
  • Khối u hậu môn trực tràng và vùng xung quanh: Như ung thư trực tràng, u vùng tiểu khung, thai nhiều tháng…khi to lên có thể chèn ép và cản trở đường về tĩnh mạch hồi lưu làm cho các đám rối trĩ căng phồng tạo thành bệnh trĩ

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

  • Dựa vào triệu chứng lâm sàng
  • Dựa vào triệu chứng cận lâm sàng

Nội soi đại trực tràng ống mềm có thể chẩn đoán chính xác bệnh trĩ và chẩn đoán phân biệt với các bệnh lý khác ở trực tràng và đại tràng như ung thư trực tràng, ung thư ống hậu môn ...

II. CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM KHI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

  1. Xét nghiệm Công thức máu, TS-TC, HIV, Glucose

  2. Xét nghiệm nước tiểu.

  3. Nội sọi đại tràng sigma - trực tràng

  4. Siêu âm bụng

  5. Điện tim

 

Các xét nghiệm khác khi có bệnh lý đi kèm

III. ĐIỀU TRỊ:

Người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được điều trị kết hợp giữa các phường pháp: Y học cổ truyền với Y học hiện đại. Tùy theo tình trạng bệnh của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp trên cho phù hợp.

  1. Điều trị bằng YHCT:
  • Thuốc thang: tùy theo thể bệnh, bác sĩ sẽ kê toa cho từng bệnh nhân; liều lượng: ngày uống 01 thang, sắc sẵn thành 03 túi thuốc nước. Kết hợp thuốc ngâm hậu môn tùy vào tình trạng bệnh.
  • Điện châm các huyệt theo phác đồ điều trị trĩ, ngày 1 đến 2 lần (điện châm lần 2 nếu người bệnh yêu cầu).
  1. Điều trị bằng Y học hiện đại

Chỉ định phẫu thuật, tại bệnh viện hiện có 2 phương pháp

  • Mổ trĩ bằng máy điện cao tầng HCPT
  • Mổ trĩ bằng máy laser CO2

IV. PHÒNG BỆNH

  • Ăn nhiều chất xơ có trong rau củ quả để ngừa táo bón, tiêu chay, hạn chế ăn thịt và các đồ ăn chế biến nhanh.

  • Uống nhiều nước

  • Không nên nhịn đại tiện.

  • Không mang vác quá sức

  • Cố gắng giới hạn thời gian đi vệ sinh < 2 phút

  • Không để sách báo trong phòng tăm

  • Không sử dụng điện thoại khi đi đại tiện

  • Tập thể dục thường xuyên, tránh để cơ thể bị béo phì

  • Không nên ngồi quá lâu tại một chỗ, nên đứng lên đi lại sau khi ngồi làm việc 30 phút.

I. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH TĂNG HUYẾT ÁP

Huyết áp là áp lực của dòng máu lên thành mạch. Huyết áp gồm có hai con số (ví dụ 140/80mmHg, 130/90mmHg). Số cao hơn gọi là huyết áp tâm thu (huyết áp tối đa), số thấp hơn là huyết áp tâm trương (huyết áp tối thiểu). Theo khuyến cáo hiện nay của Hội tim mạch Châu Âu và Hội tim mạch Việt Nam, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tâm thu ≥140mmHg và/hoặc huyết áp tâm trương ≥ 90mmHg (Hội Tim mạch Hoa Kỳ coi huyết áp ≥130/80mmHg là tăng huyết áp). Tức là huyết áp bình thường phải nhỏ hơn 140/90mmHg

II. NGUYÊN NHÂN

Nguyên nhân tăng huyết áp cũng được chia thành hai nhóm

  • Tăng huyết áp vô căn: không xác định được nguyên nhân
  • Tăng huyết áp thứ phát: các nguyên nhân có thể gặp:
  • Các bệnh lý về thận: viêm cầu thận cấp, viêm cầu thận mạn, sỏi thận, hẹp động mạch thận
  • Các bệnh nội tiết: U tủy thượng thận, Cushing, cường Aldosteron, cường giáp,..
  • Các bệnh lý tim mạch: hở van động mạch chủ (gây tăng huyết áp tâm thu đơn độc), hẹp eo động mạch chủ (gây tăng huyết áp chi trên), hẹp xơ vữa động mạch ảnh hưởng đến động mạch thận
  • Do thuốc: cam thảo, thuốc tránh thai, một số thuốc cường giao cảm
  • Nguyên nhân khác: ngộ độc thai nghén, rối loạn thần kinh.

III. CHẦN ĐOÁN

Chẩn đoán tăng huyết áp chỉ cần đo huyết áp theo quy trình chuẩn tại phòng khám. Hoặc có thể đeo Holter huyết áp (theo dõi huyết áp 24h), tự đo huyết áp tại nhà.

  • Nếu đo huyết áp tại phòng khám: tăng huyết áp khi huyết áp ≥ 140/90mmHg
  • Đo huyết áp bằng máy Holter: tăng huyết áp khi huyết áp trung bình ban ngày ≥ 135/85mmHg, huyết áp trung bình ban đêm ≥ 120/70mmHg
  • Tự đo huyết áp tại nhà nhiều lần: tăng huyết áp khi huyết áp ≥ 135/85 mmHg

IV. CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM KHI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

  1. Xét nghiệm máu:  bilan lipid, glucose máu lúc đói, creatinin huyết tương.
  2. Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu
  3. Điện tâm đồ
  4. Các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác:

Tùy theo tình trạng bệnh lý kèm theo, bác sĩ chỉ định thêm để giúp chẩn đoán và điều trị.

V. ĐIỀU TRỊ:

Người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được điều trị kết hợp giữa các phường pháp: Y học cổ truyền với Y học hiện đại. Tùy theo tình trạng bệnh của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp trên cho phù hợp.

  1. Điều trị bằng YHCT:
  • Thuốc thang: tùy theo thể bệnh, bác sĩ sẽ kê toa cho từng bệnh nhân; liều lượng: ngày uống 01 thang, sắc sẵn thành 03 túi thuốc nước.
  • Điện châm các huyệt theo phác đồ điều trị tăng huyết áp, ngày 1 đến 2 lần (điện châm lần 2 nếu người bệnh yêu cầu).
  1.   Điều trị bằng Y học hiện đại

Có 06 nhóm thuốc dùng để điều trị THA: lợi tiểu, thuốc chẹn beta, thuốc chẹn kênh Canxi, thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensine, Các thuốc liệt giao cảm và các thuốc ức chế thần kinh trung ương. Tùy từng trường hợp bệnh, bệnh nhân được dùng thuốc điều trị Tăng huyết áp phù hợp và theo dõi để điều chỉnh liều.

VI. PHÒNG BỆNH

Các biện pháp này được áp dụng cho mọi bệnh nhân để ngăn ngừa tiến triển và giảm được số đo huyết áp, giảm số thuốc cần dùng.

  •  Chế độ ăn hợp lý, đảm bảo đủ kali và các yếu tố vi lượng:
    • Giảm mặn (< 6 gam muối hay 1 thìa cà phê muối mỗi ngày).
    • Tăng cường rau xanh, hoa quả tươi.
    • Hạn chế thức ăn có nhiều cholesterol và acid béo no.
  • Tích cực giảm cân (nếu quá cân), duy trì cân nặng lý tưởng với chỉ số khối cơ thể (BMI) từ 18,5 đến 22,9 kg/m2.
  • Cố gắng duy trì vòng bụng dưới 90 cm ở nam và dưới 80 cm ở nữ.
  • Hạn chế uống rượu, bia.
  • Ngừng hoàn toàn việc hút thuốc lá, thuốc lào.
  • Tăng cường hoạt động thể lực ở mức thích hợp: tập thể dục, đi bộ hoặc vận động ở mức độ vừa phải, đều đặn khoảng 30-60 phút mỗi ngày.
  • Tránh lo âu, căng thẳng thần kinh; cần có chế độ thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý.
  • Tránh bị lạnh đột ngột.

I. GIỚI THIỆU VỀ HỘI CHỨNG CỔ VAI CÁNH TAY

Hội chứng cổ vai cánh tay còn gọi là hội chứng vai cánh tay hay bệnh lý rễ tủy cổ, là một nhóm các triệu chứng lâm sàng liên quan đến các bệnh lý cột sống cổ có kèm theo các rối loạn chức năng rễ, dây thần kinh cột sống cổ và/hoặc tủy cổ, không liên quan tới bệnh lý viêm.

Biểu hiện lâm sàng thường gặp là đau vùng cổ, vai và một bên tay, kèm theo một số rối loạn cảm giác và/hoặc vận động tại vùng chi phối của rễ dây thần kinh cột sống cổ bị ảnh hưởng.

Nguyên nhân:

  • Nguyên nhân thường gặp nhất là do thoái hóa cột sống cổ, thoái hóa các khớp liên đốt và liên mỏm bên làm hẹp lỗ tiếp hợp, hậu quả là gây chèn ép rễ/dây thần kinh cột sống cổ tại các lỗ tiếp hợp.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ đơn thuần hoặc phối hợp với thoái hóa cột sống cổ.
  • Các nguyên nhân ít gặp khác gồm chấn thương, khối u, nhiễm trùng, loãng xương, bệnh lý viêm cột sống, bệnh lý phần mềm cạnh cột sống.
  •  Trong một số trường hợp hội chứng cổ vai cánh tay là do bản thân bệnh lý của cột sống cổ gây đau cổ và lan ra vai hoặc tay, mà không có bệnh lý rễ dây thần kinh cổ.

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Tùy thuộc nguyên nhân, mức độ và giai đoạn bệnh, bệnh nhân có thể có ít nhiều những triệu chứng và hội chứng sau đây:

  • Hội chứng cột sống cổ.
  • Hội chứng rễ thần kinh.
  • Hội chứng tủy cổ.
  • Các triệu chứng khác: hội chứng động mạch sống nền, rối loạn thần kinh thực vật.

      Theo Y học cổ truyền, hội chứng cổ vai cánh tay được xếp vào phạm vi chứng Tý. Tý có nghĩa là tắc, không thông. Chứng tý là do tà khí phong hàn thấp nhiệt ở ngoài xâm nhập vào cơ thể, đóng bít ngăn trở kinh lạc, khí huyết vận hành không thông lợi mà gây ra.

II. CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM KHI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ.

  • Xét nghiệm Công thức máu.
  • Xét nghiệm nước tiểu.
  • Chụp X-quang cột sống cổ thẳng nghiêng.
  • Điện cơ.
  • Xét nghiệm khác khi có bệnh kèm theo.

III. ĐIỀU TRỊ.

Người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được điều trị kết hợp giữa các phương pháp: Y học cổ truyền với Y học hiện đại và Vật lý trị liệu – PHCN. Tùy theo tình trạng bệnh của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp trên cho phù hợp.

  1. Điều trị bằng Y học cổ truyền
  • Thuốc thang: tùy theo thể bệnh, bác sĩ sẽ kê toa cho từng bệnh nhân; liều lượng: ngày uống 01 thang, sắc sẵn thành 03 túi thuốc nước.
  • Điện châm các huyệt theo phác đồ điều trị hội chứng cổ vai cánh tay, ngày 1 đến 2 lần (điện châm lần 2 nếu người bệnh yêu cầu).
  • Xoa bóp bấm huyệt.
  1. Điều trị kết hợp Y học hiện đại

        Tùy từng trường hợp bệnh, có thể kết hợp điều trị bằng thuốc Y học hiện đại hoặc không, chọn trong các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs).
  • Thuốc giãn cơ.
  • Các thuốc khác: Thuốc chống trầm cảm ba vòng, Vitamin nhóm B,  
  • Tiêm corticosteroid ngoài màng cứng hoặc tiêm khớp liên mỏm sau cạnh cột sống cổ.
  1. Điều trị vật lý trị liệu

           Liệu pháp nhiệt, kích thích điện, siêu âm liệu pháp, tập vận động trị liệu, kéo giãn cột sống

  1. Chế độ nghỉ ngơi
  • Giáo dục bệnh nhân, thay đổi thói quen sinh hoạt, công việc (tư thế ngồi làm việc, sử dụng máy tính, …).
  • Trong giai đoạn cấp khi có đau nhiều hoặc sau chấn thương có thể bất động cột sống cổ tương đối bằng đai cổ mềm.

IV. PHÒNG BỆNH

  • Cần duy trì tư thế đầu và cổ thích hợp trong sinh hoạt, công việc, học tập và các hoạt động thể thao, tránh những tư thế ngồi, tư thế làm việc gây gập cổ, ưỡn cổ hoặc xoay cổ quá mức kéo dài, tránh ngồi hoặc đứng quá lâu, chú ý tư thế ngồi và ghế ngồi thích hợp.
  • Thực hiện các bài tập vận động cột sống cổ thích hợp để tăng cường sức cơ vùng cổ ngực và vai, cũng như tránh cho cơ vùng cổ bị mỏi mệt hoặc căng cứng.

 

I. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH ĐỘT QUỴ NÃO:

Đột quỵ não (thường gọi là đột quỵ hay tai biến mạch não) có hai thể lâm sàng chính: đột quỵ thiếu máu não cục bộ cấp tỉnh được đặc trưng bởi sự mất lưu thông máu đột ngột đến một khu vực của não do tắc nghẽn mạch bởi huyết khối hoặc cục tắc ở động mạch não, dẫn đến mất chức năng thần kinh tương ứng. Đột quỵ thiếu máu não hay còn gọi là nhồi máu não (NMN) phổ biến hơn đột quỵ xuất huyết não (XHN) mà nguyên nhân là do nứt vỡ các động mạch trong não.

Nguyên nhân:

Các yếu tố nguy cơ gây Đột quỵ không thay đổi:

  • Tuổi
  • Chủng tộc
  • Giới tính
  • Tiền sử đau nửa đầu kiểu migrain
  • Loạn sản xơ cơ
  • Di truyền: gia đình có người bị đột quỵ hoặc bị các cơn thiếu máu não thoáng qua

Các yếu tố nguy cơ Đột quỵ có thể thay đổi:

  • Tăng huyết áp (quan trọng nhất)
  • Đái tháo đường
  • Bệnh tim: rung nhĩ, bệnh van tim, suy tim, hẹp van hai lá, bệnh tim bẩm sinh có luồng thông trái - phải (ví dụ lỗ bầu dục thông), giãn tâm nhĩ và tâm thất
  • Rối loạn lipid máu
  • Thiếu máu não thoáng qua (TIAs)
  • Hẹp động mạch cảnh
  • Tăng homocystine máu
  • Các vấn đề về lối sống: uống rượu quá mức, hút thuốc lá, sử dụng ma túy, ít hoạt động thể lực
  • Béo phì
  • Dùng thuốc tránh thai hoặc dùng hormone sau mãn kinh
  • Bệnh hồng cầu hình liềm

Triệu chứng lâm sàng thường gặp:

  • Liệt nửa người hoặc liệt 1 phần cơ thể
  • Buồn nôn, nôn, đau đầu, đột ngột thay đổi ý thức
  • Trường hợp nặng cứng gáy, co giật, hôn mê
  • Mất hoặc giảm cảm giác một bên cơ thể
  • Mất thị lực một hoặc hai mắt
  • Mất hoặc giảm thị trường
  • Nhìn đôi (song thị).
  • Giảm hoặc không vận động được khớp xương
  • Liệt mặt
  • Thất điều
  • Chóng mặt (hiếm khi xuất hiện đơn lẻ).
  • Thất ngôn
  • Rối loạn ý thức đột ngột

Các triệu chứng trên có thể xuất hiện đơn độc hoặc cùng lúc, nặng hoặc nhẹ hơn tùy thuộc vào mức độ tổn thương

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Lâm sàng người bệnh có 3 thường gặp:

  • Nhồi máu não
  • Xuất huyết não
  • Cơn thoáng thiếu máu não ( còn gọi đột quỵ não thoáng qua)

Cận lâm sàng trong đột quỵ:

Chụp cắt lớp vi tính (CT-Scan): Đóng vai trò là công cụ hình ảnh quan trọng nhất trong thăm khám ban đầu ở bệnh nhân Đột quỵ nhằm phân biệt nhồi máu, hay xuất huyết não, xát định vị trí và mức độ tổn thương.

Chụp MSCT mạch máu não giúp chẩn đoán chính xác vị trí động mạch tắc qua đó quyết định phương pháp điều trị lấy huyết khối. Ngoài ra, nhiều ứng dụng hiện đại trong MSCT như chụp cắt lớp vi tính nhiều pha, đánh giá tính thấm thành mạch, chụp tưới máu não giúp bổ sung các thông tin cần thiết, xác định một số yếu tố nguy cơ, tiên lượng khả năng chảy máu cũng như tính toán thể tích vùng lõi nhồi máu..

Chụp cộng hưởng từ não ( MRI) Là kỹ thuật hiện đại, mang lại nhiều thông tin bổ sung ở bệnh nhân đột quỵ- Có thể phát hiện tổn thương thiếu máu hay chảy máu não ngay ở giai đoạn rất sớm sau đột quỵ.- Đánh giá chi tiết các cấu trúc giải phẫu của não nhờ độ phân giải không gian tốt.Tuy nhiên - Không được trang bị ở mọi cơ sở y tế.- Thời gian chụp kéo dài, chất lượng hình ảnh bị ảnh hưởng nếu bệnh nhân kích thích trong bệnh cảnh đột quỵ não.- Một số bệnh nhân không chụp được MRI do có chống chỉ định (mang máy tạo nhịp vĩnh viễn, van cơ học).

Các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác

  • Siêu âm Doppler xuyên sọ là công cụ hữu ích đánh giá các mạch máu đoạn gần như động mạch não giữa, động mạch cảnh đoạn trong sọ, động mạch sống nền.
  • Siêu âm tim: khi nghi ngờ huyết khối từ tim gây tắc mạch.
  • Chụp XQ ngực cũng có ích trong đột quỵ cấp, tuy nhiên không được làm ảnh hưởng đến thời gian chỉ định thuốc tiêu sợi huyết.
  • Chụp động mạch não qua da: giúp làm rõ các dấu hiệu nghi ngờ hoặc để xác định và điều trị.

Theo Y học cổ truyền, với các triệu chứng Đột quỵ não được mô tả trong các chứng “bán thân bất toại”, “Trúng phong kinh lạc”, “Trúng phong tạng phủ”, “chứng nuy”, “Thất ngôn”... Hậu quả của Đột quỵ não để lại di chứng nặng nề, để lại gánh nặng cho người bệnh, thân nhân và xã hội, do đó việc điều trị phục hồi cho người bệnh là yêu cầu cấp thiết.

II. CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM KHI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

  1. Chỉ nên xét nghiệm cấp các thông số như đường máu, đông máu cơ bản (nếu bệnh nhân đang dùng heparin, warfarin, hoặc các thuốc chống đông trực tiếp), công thức máu, Xét nghiệm lipid máu lúc đói, sinh hóa máu cơ bản. Các chỉ định xét nghiệm khác tùy thuộc vào lâm sàng của từng người bệnh.

  2. Chụp cắt lớp vi tính CTScan, hay cộng hưởng từ lặp lại: khi bệnh có dấu hiệu trở nặng theo chỉ định của bác sỹ.

  3. Xét nghiệm khác khi có bệnh kèm theo

III. ĐIỀU TRỊ

          Người bệnh Đột quỵ sau giai đoạn cấp, các dấu hiệu sinh tồn ổn định khi điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được điều trị kết hợp giữa các phường pháp: Y học cổ truyền với Y học hiện đại và Vật lý trị liệu – PHCN.Tùy theo tình trạng bệnh của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp trên cho phù hợp.

1. Điều trị bằng YHCT

  • Thuốc thang: tùy theo thể bệnh, bác sĩ sẽ kê toa cho từng bệnh nhân.
  • Liều lượng: ngày uống 01 thang, sắc sẵn thành 03 túi thuốc nước.
  • Điện châm các huyệt theo phác đồ điệu trị liệt nửa người, liệt mặt, thất ngôn, ngày 1 đến 2 lần (điện châm lần 2 nếu người bệnh yêu cầu)
  • Cấy chỉ: có thể chọn 10-15 huyệt theo phác đồ nửa người bên liệt, mỗi lần cấy chỉ có tác dụng 7 đến 14 ngày , sau thời gian tự tiêu của chỉ đến khám lại để có chỉ định thực hiện liệu trình tiếp theo.
  • Xoa bóp bấm huyệt

2. Điều trị bằng Y học hiện đại

Tùy từng trường hợp bệnh, có thể kết hợp điều trị bằng thuốc Y học hiện đại hoặc không, thường gặp các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc chống xơ vữa, ổn định lipid máu : Statin, Fibrate
  • Thuốc kháng kết tập tiểu cầu: aspin, clopidogel… trong đột quỵ nhồi máu não, cơn thoáng thiếu máu não và dự phòng đột quỵ tái phát.
  • Các thuốc điều trị bệnh nền kèm theo: hạ áp, kiểm soát đường huyết, thuốc tim mạch …
  • Thuốc điều trị các triệu chứng kèm theo: chống động kinh, co giật, chống co cứng cơ, giảm đau, an thần, chống rối loạn tiền đình, chống trầm cảm …
  • Thuốc bổ dinh dưỡng thần kinh Trung ương, hỗ trợ tăng tuần hoàn não, dinh dưỡng toàn thân.

3. Điều trị vật lý trị liệu

  • Tập phục hồi chức năng: các bài tập tùy thuộc vào giai đoạn, mức độ liệt của người bệnh. Giai đoạn liệt mềm tập thụ động các khớp bên liệt. Giai đoạn liệt cứng tập vận động thụ động hoặc có trợ giúp tùy thuộc vào mức độ liệt của người bệnh, tập nằm, ngồi , thăng bằng, đứng, đi và thực hiện các động tác sinh hoạt hằng ngày.
  • Chiếu đèn hồng ngoại

4. Chế độ nghỉ ngơi

Nằm giường cứng (nệm mỏng ít lún), nghỉ ngơi, không làm việc nặng, gắng sức.

IV. PHÒNG BỆNH

  • Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như : Huyết áp, đường máu, lipid máu…
  • Thay đổi lối sống: ăn nhạt, giảm lượng rượu thức uống chứa cồn, bỏ thuốc lá, tăng cường vận động thể lực.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

I. Giới thiệu về bệnh dọa sảy thai (động thai)

Dọa sảy thai(động thai) là tình trạng người phụ nữ bị trễ kinh, siêu âm thấy túi thai trong lòng tử cung, có biểu hiện đau bụng dưới, đau lưng, có hoặc không có dấu hiệu ra máu âm đạo.

Nguyên nhân gây ra tình trạng dọa sảy thai thì có rất nhiều ví dụ như do bất thường nhiễm sắc thể, bất thường về cấu tạo giải phẫu tử cung người mẹ, u xơ tử cung, các bệnh lý mãn tính của người mẹ như bệnh lý tuyến giáp, đái tháo đường…

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

  • Lâm sàng: Người bệnh trễ kinh, thấy đau bụng dưới, đau thắt lưng, có hoặc không có ra máu âm đạo.
  • Siêu âm: Thấy túi thai trong lòng tử cung, có hình ảnh tụ máu cạnh túi thai

Theo y học cổ truyền, dọa sảy thai có bệnh danh là thai lậu, động thai, tử lậu.

II. Các xét nghiệm cần làm khi điều trị ngoại trú

  1. Xét nghiệm công thức máu.

  2. Xét nghiệm nước tiểu.

  3. Siêu âm thai.

III. Điều trị

Người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được điều trị kết hợp giữa các phương pháp y học cổ truyền với y học hiện đại.

  1. Điều trị bằng y học cổ truyền.

  • Thuốc thang: Tùy theo thể bệnh bác sỹ sẽ kê toa cho từng bệnh nhân. Liều lượng ngày uống một thang sắc sẵn thành 3 túi thuốc nước.
  • Nghỉ ngơi sinh hoạt tại giường.
  1. Điều trị bằng y học hiện đại.

Tùy từng trường hợp bệnh, có thể kết hợp điều trị thêm thuốc tây

Các thuốc tây có thể sử dụng:

  1. Thuốc nội tiết: Duphaston 10mg, Utrogestan 100mg

  2. Thuốc giảm co bóp cơ trơn

  3. Viên sắt

IV. Phòng bệnh

  • Người phụ nữ trước khi mang thai nên khám và điều trị các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, điều trị ổn định các bệnh nội khoa mãn tính.
  • Tiêm ngừa cúm, Rubella, viêm gan B…
  • Uống viên sắt, acid folic trước khi mang thai 3 tháng.
  • Khi thấy trễ kinh, đau bụng nên đi khám để điều trị sớm và có chế độ sinh hoạt, làm việc nghỉ ngơi phù hợp.

I. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH ĐAU THẦN KINH TỌA

Đau thần kinh tọa có biểu hiện đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa. thường đau từ thắt lưng lan xuống mặt sau hoặc mặt bên đùi mặt sau hoặc mặt trước ngoài cẳng chân, qua trước mắt cá ngoài đến mu chân và lan tới ngón chân cái hoặc lan xuống gót chân, qua mắt cá ngoài tới gan chân và tận cùng ở ngón út. Bệnh có thể gây đau nhiều hay it, liên tục hay gián đoạn tùy theo nguyên nhân và mức độ bệnh.

Nguyên nhân hay gặp nhất gây đau thần kinh tọa là thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng (thường gặp thoát vị đĩa đệm L4-L5 hoặc L5- S1 gây chèn ép rễ L5 hoặc S1 tương ứng). Ngoài ra các nguyên nhân khác gây đau thần kinh tọa như: thoái hóa cột sống thắt lưng, trượt thân đốt sống, chấn thương, tổn thương thân đốt sống (do lao, vi khuẩn, u, ung thư), viêm đĩa đệm đốt sống, tình trạng mang thai...

Tiêu chuẩn chẩn đoán:

Lâm sàng người bệnh có 2 hội chứng:

- Hội chứng cột sống thắt lưng:

- Hội chứng chèn ép rễ thần kinh thắt lưng:

Cận lâm sàng trong đau thần kinh tọa: Xquang thường quy cột sống thắt lưng bình thường hoặc có dấu hiệu thoái hóa, trượt thân đốt sống và ít có giá trị chẩn đoán nguyên nhân; Chụp cộng hưởng từ cột sống thắt lưng nhằm xác định chính xác vị trí, mức độ tổn thương; Điện cơ đồ giúp phát hiện và đánh giá rễ thần kinh tổn thương.

Theo Y học cổ truyền, đau thần kinh tọa được miêu tả trong các y văn với các tên bệnh như “Yêu cước thống”, “Tọa cốt phong”, “Tọa điến phong”, “Yêu cước đông thống”

II. CÁC XÉT NGHIỆM CẦN LÀM KHI ĐIỀU TRỊ NỘI TRÚ

  1. Xét nghiệm Công thức máu.
  2. Xét nghiệm nước tiểu.
  3. Chụp X- quang cột sống thát lưng.
  4. Xét nghiệm khác khi có bệnh kèm theo.

III. ĐIỀU TRỊ:

Người bệnh điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được điều trị kết hợp giữa các phường pháp: Y học cổ truyền với Y học hiện đại và Vật lý trị liệu – PHCN. Tùy theo tình trạng bệnh của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp trên cho phù hợp.

1. Điều trị bằng YHCT:

  • Thuốc thang: tùy theo thể bệnh, bác sĩ sẽ kê toa cho từng bệnh nhân; liều lượng: ngày uống 01 thang, sắc sẵn thành 03 túi thuốc nước.
  • Điện châm các huyệt theo phác đồ điệu trị đau thần kinh tọa, ngày 1 đến 2 lần (điện châm lần 2 nếu người bệnh yêu cầu).
  • Xoa bóp bấm huyệt.

2. Điều trị bằng Y học hiện đại

Tùy từng trường hợp bệnh, có thể kết hợp điều trị bằng thuốc Y học hiện đại hoặc không, chọn trong các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc giảm đau, chống viêm không steroid (NSAIDs).
  • Thuốc giãn cơ.
  • Trong trường hợp đau nhiều, các thuốc giảm đau ít tác dụng, có thể tiêm Corticosteroid ngoài màng cứng.
  • Thuốc chống thoái hóa khớp tác dụng chậm (Với trường hợp đau thần kinh tọa do thoái hóa cột sống thắt lưng).

3. Điều trị vật lý trị liệu:

- Chiếu đèn hồng ngoại, thể dục trị liệu, kéo giãn cột sống thắt lưng, treo người bằng xà đơn, bơi, đeo đai lưng hỗ trợ nhằm tránh quá tải trên đĩa đệm cột sống.

4. Chế độ nghỉ ngơi: Nằm giường cứng (nệm mỏng ít lún) tránh các động tác mạnh đột ngột, tránh mang vác nặng, đứng, ngồi quá lâu.

III. PHÒNG BỆNH

- Giữ tư thế cột sống thẳng đứng khi ngồi lâu, đứng lâu, có thể mang đai lưng hỗ trợ.

- Tránh bị nhiễm lạnh, ẩm thấp kéo dài.

- Tránh các động tác đột ngột, sai tư thế, mang vác nặng.

- Luyện tập bơi lội hoặc yoga để tăng sức bền của khối cơ lưng.

 

I. GIỚI THIỆU VỀ BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO (ĐỘT QUỴ NÃO)

  1. Tai biến mạch máu não là gì?

Tai biến mạch máu não (TBMMN) hay đột quị là tình trạng một phần não bị tổn thương do thiếu máu nuôi dưỡng.

Máu mang oxy và chất dinh dưỡng lên nuôi não. Khi thiếu máu lên não các tế bào sẽ ngưng hoạt động và sẽ chết đi trong vòng vài phút. Hậu quả là các vùng cơ thể do phần não đó điều khiển sẽ ngưng hoạt động, dẫn tới triệu chứng:

  • Yếu liệt hoặc tê mất cảm giác nửa người.

  • Không nói được hoặc hôn mê.

  1. Nguyên nhân:

Nguyên nhân gây thiếu máu nuôi não có thể là tắc mạch hoạc vỡ mạch máu não. Có hai nhóm nguyên nhân chính:

  • TBMMN do chảy máu não (Xuất huyết não): thường có liên quan đến tăng huyết áp (nhóm người cao tuổi) hay dị dạng mạch máu não (nhóm trẻ tuổi hơn).
  • TBMMN do thiếu máu não cục bộ (Nhồi máu não ):
    • Mạch máu hẹp lại rồi tắc do mảng xơ vữa đọng ở thành mạch lớn dần làm hẹp lòng mạch.
    • Một cục máu đông trôi lên và kẹt lại gây tắc mạch máu: thường do tim bị loạn nhịp hoặc hẹp, hở van tim-máu ứ lại thành cục máu đông trong tim =>trôi lên não làm nghẹt mạch máu não.
    • Cơn thoáng thiếu máu não: tương tự, nhưng mạch máu tự thông nên triệu chứng hồi phục hoàn toàn trong vòng 24 giờ.

II. TÓM TẮT THÔNG TIN ĐIỀU TRỊ

Người bệnh bị tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp tính( sau khi được điều trị tại các trung tâm, khoa hồi sức- cấp cứu) hoặc bị di chứng tai biến mạch máu não  được tiếp nhận điều trị tại bệnh viện YHCT Phạm Ngọc Thạch.

  1. Các xét nghiệm khi điều trị nội trú:

  • Xét nghiệm máu:  công thức máu, lipid máu, glucose máu, creatinin máu
  • Xét nghiệm nước tiểu: tổng phân tích nước tiểu
  • Điện tâm đồ
  • Các xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh khác:

Tùy theo tình trạng bệnh lý kèm theo, bác sĩ chỉ định thêm để giúp chẩn đoán và điều trị.

  1. Điều trị:

          Người bệnh bị tai biến mạch máu não sau giai đoạn cấp tính hoặc bị di chứng tai biến mạch máu não khi điều trị nội trú tại Bệnh viện sẽ được điều trị kết hợp giữa các phường pháp: Y học cổ truyền với Y học hiện đại và Vật lý trị liệu – PHCN. Tùy theo tình trạng bệnh của từng người bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định kết hợp các phương pháp trên cho phù hợp.

2.1. Điều trị bằng YHCT:

  • Thuốc thang: tùy theo thể bệnh, bác sĩ sẽ kê toa cho từng bệnh nhân.
  • Liều lượng: ngày uống 01 thang, sắc sẵn thành 03 túi thuốc nước.
  • Điện châm các huyệt theo phác đồ điệu trị liệt nửa người, liệt mặt, thất ngôn, ngày 1 đến 2 lần (điện châm lần 2 nếu người bệnh yêu cầu)
  • Cấy chỉ: theo phác đồ, mỗi lần cấy chỉ có tác dụng 7 đến 14 ngày, sau thời gian tự tiêu của chỉ đến khám lại để có chỉ định thực hiện liệu trình tiếp theo.
  • Xoa bóp bấm huyệt

 2.2. Điều trị bằng Y học hiện đại

Tùy từng trường hợp bệnh, có thể kết hợp điều trị bằng thuốc Y học hiện đại hoặc không, thường gặp các nhóm thuốc sau:

  • Thuốc chống xơ vữa, ổn định lipid máu : Statin, Fibrate
  • Thuốc kháng kết tập tiểu cầu: aspin, clopidogel… trong đột quỵ nhồi máu não, cơn thoáng thiếu máu não và dự phòng đột quỵ tái phát.
  • Các thuốc điều trị bệnh nền kèm theo: hạ áp, kiểm soát đường huyết, thuốc tim mạch …

2.3. Điều trị vật lý trị liệu:

  • Tập phục hồi chức năng: các bài tập tùy thuộc vào giai đoạn, mức độ liệt của người bệnh. Giai đoạn liệt mềm tập thụ động các khớp bên liệt. Giai đoạn liệt cứng tập vận động thụ động hoặc có trợ giúp tùy thuộc vào mức độ liệt của người bệnh, tập nằm, ngồi, thăng bằng, đứng, đi và thực hiện các động tác sinh hoạt hằng ngày.
  • Chiếu đèn hồng ngoại

2.4. Chế độ dinh dưỡng, nghỉ ngơi:

  • Được đánh giá tình trạng dinh dưỡng, tư vấn và hướng dẫn về chế độ dinh dưỡng phù hợp.
  • Nằm giường cứng (nệm mỏng ít lún), nghỉ ngơi, trường hợp nặng nằm nệm hơi và thay đổi tư thế thường xuyên chống loét.

III. PHÒNG BỆNH

  • Kiểm soát tốt các yếu tố nguy cơ như : Huyết áp, đường máu, lipid máu…
  • Thay đổi lối sống: ăn nhạt, giảm lượng rượu thức uống chứa cồn, bỏ thuốc lá, tăng cường vận động thể lực.
  • Kiểm tra sức khỏe định kỳ.

GIẢI PHÁP: NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ BỆNH TAI BIẾN MẠCH MÁU NÃO

A.Tên cá nhân, khoa phòng đề xuất giải pháp sáng kiến:

- Bác sĩ Đoàn Ngọc Khanh cùng tập thể khoa châm cứu.

B.Các nhiệm vụ đề xuất

1.Tên giải pháp: “Những điều cần biết đối với bệnh nhân tai biến mạch máu não”

2.Tính cấp thiết của giải pháp: Tai biến mạch máu não là một bệnh nặng nhiều biến chứng nguy hiểm, tỉ lệ tử vong cao. Nhiều trường hợp dù bệnh nhân được chẩn đoán sớm điều trị kịp thời vẫn phải chịu những di chứng nặng nề làm tàn phế người bệnh, gây tốn kém rất nhiều cho gia đình và xã hội.Trong khi bệnh nhân và người nhà bệnh nhân có rất ít thông tin hiểu biết về căn bệnh này do vậy những kiến thức giúp bệnh nhân và người nhà hiểu biết để phòng bệnh, giảm tỉ lệ tái phát là rất cần thiết.

3.Mục tiêu  của giải pháp: Để cung cấp cho bệnh nhân và người nhà những thông tin cần thiết và việc theo dõi tại nhà sau khi bệnh nhân bị tai biến mạch máu não được xuất viện .

Nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc sức khỏe bệnh nhân tại bệnh viện

  1. Nội dung thực hiện sáng kiến:

-  Phương pháp thực hiện: nghiên cứu thực tiễn-  Đối tượng thực hiện: các bệnh nhân bị bệnh tai biến mạch máu não tại khoa châm cứu.

-  Nội dung chủ yếu của giải pháp:

+ Đánh giá hiệu quả của giải pháp: Đánh giá sự hài lòng của người bệnh khi ra viện.

+ Đánh giá tính khả thi của giải pháp: Ít tốn kém, dễ thực hiện khi có tài liệu trong tay các bác sĩ và điều dưỡng..

+ Tổ chức thực hiện:

  . Phối hợp thực hiện hàng ngày khi tiếp xúc với bệnh nhân tai biến mạch máu não hoặc thông qua cuộc họp bệnh nhân.

  . Có tài liệu “ những điều cần biết về bệnh tai biến mạch máu não”

+ Những người tham gia tổ chức ứng dụng sáng kiến lần đầu: Các bác sĩ, điều dưỡng, kĩ thuật viên của khoa châm cứu.

5.Sản phẩm của giải pháp:

- Phương pháp tổ chức, và qui trình làm việc:

 . Tập huấn những nội dung của sáng kiến cho toàn thể các bác sĩ điều dưỡng, kĩ thuật viên trong khoa châm cứu

 . Khi một bệnh nhân tai biến mạch máu não vào viện, trong quá trình nằm viện và đặc biệt khi ra viện được cập nhật những thông tin cần thiết để phòng và điều trị bệnh được hiệu quả ( phát tài liệu và giải thích nội dung cho bệnh nhân hoặc người  nhà người bệnh)

 . Đánh giá sự hài lòng của người bệnh khi ra viện (qua thanh tra của bệnh viện). lập bảng danh sách, lưu địa chỉ của bệnh nhân, cho bệnh nhân số điện thoại của khoa,  định kì hàng tháng liên hệ với bệnh nhân để tư vấn kịp thời cho người bệnh.

 

 - Giải pháp: Các y bác sĩ hàng ngày cần sắp xếp thời gian tiếp xúc nhiều hơn với bệnh nhân và gia đình người bệnh để tuyên truyền được những điều cần biết về bệnh TBMMN để phối hợp thực hiện 

  1. Khả năng và địa chỉ áp dụng: các khoa có bệnh nhân TBMMN
  2. Thời gian thực hiện: Từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 8 năm 2013

 

Duyệt của Hội đồng NCKH- sáng kiến kỹ thuật

Thay mặt nhóm đề xuất

(Ký tên, đóng dấu)

  (Họ, tên và chữ ký)

 

                                   

 

Đoàn Ngọc Khanh

              

Sở Y tế Lâm Đồng

BÁO CÁO TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN NĂM 2022

(ÁP DỤNG CHO CÁC BỆNH VIỆN TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ)

Bệnh viện: BỆNH VIỆN Y HỌC CỔ TRUYỀN PHẠM NGỌC THẠCH LÂM ĐỒNG

Địa chỉ chi tiết: 49 Quang Trung, phường 9, thành phố Đà Lạt, Lâm Đồng

Số giấy phép hoạt động:191 Ngày cấp: 31/12/2019

Tuyến trực thuộc: 2.Tỉnh/Thành phố

Cơ quan chủ quản: SỞ Y TẾ LÂM ĐỒNG

Hạng bệnh viện: Hạng II

Loại bệnh viện: YHCT - Châm cứu

TÓM TẮT KẾT QUẢ TỰ KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN

  1. TỔNG SỐ CÁC TIÊU CHÍ ĐƯỢC ÁP DỤNG ĐÁNH GIÁ: 79/83 TIÊU CHÍ
  2. TỶ LỆ TIÊU CHÍ ÁP DỤNG SO VỚI 83 TIÊU CHÍ: 95%
  3. TỔNG SỐ ĐIỂM CỦA CÁC TIÊU CHÍ ÁP DỤNG: 264 (Có hệ số: 286)
  4. ĐIỂM TRUNG BÌNH CHUNG CỦA CÁC TIÊU CHÍ: 3.33

(Tiêu chí C3 và C5 có hệ số 2)

KẾT QUẢ CHUNG CHIA THEO MỨC

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 5

Tổng số tiêu chí

5. SỐ LƯỢNG TIÊU CHÍ ĐẠT:

1

7

40

26

5

79

6. % TIÊU CHÍ ĐẠT:

1.27

8.86

50.63

32.91

6.33

79

Ngày 09 tháng 12 năm 2022

NGƯỜI ĐIỀN THÔNG TIN
(ký tên)

 

 

 

Bùi Thế Sáu

GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN
(ký tên và đóng dấu)

 

 

 

Phạm Thanh Liêm

BÁO CÁO TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN NĂM 2022

I. KẾT QUẢ TỰ KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ CÁC TIÊU CHÍ CHẤT LƯỢNG

Mã số

Chỉ tiêu

Bệnh viện tự đánh giá NĂM 2022

Đoàn KT đánh giá NĂM 2022

Chi tiết

A

PHẦN A. HƯỚNG ĐẾN NGƯỜI BỆNH (19)

     

A1

A1. Chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn, cấp cứu người bệnh (6)

     

A1.1

Người bệnh được chỉ dẫn rõ ràng, đón tiếp và hướng dẫn cụ thể

4

0

 

A1.2

Người bệnh được chờ đợi trong phòng đầy đủ tiện nghi và được vận chuyển phù hợp với tình trạng bệnh tật

3

0

 

A1.3

Bệnh viện tiến hành cải tiến quy trình khám bệnh, đáp ứng sự hài lòng người bệnh

4

0

 

A1.4

Bệnh viện bảo đảm các điều kiện cấp cứu người bệnh kịp thời

3

0

 

A1.5

Người bệnh được làm các thủ tục, khám bệnh, thanh toán... theo đúng thứ tự bảo đảm tính công bằng và mức ưu tiên

3

0

 

A1.6

Người bệnh được hướng dẫn và bố trí làm xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng theo trình tự thuận tiện

3

0

 

A2

A2. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh (5)

     

A2.1

Người bệnh điều trị nội trú được nằm một người một giường

4

0

 

A2.2

Người bệnh được sử dụng buồng vệ sinh sạch sẽ và đầy đủ các phương tiện

4

0

 

A2.3

Người bệnh được cung cấp vật dụng cá nhân đầy đủ, sạch sẽ, chất lượng tốt

5

0

 

A2.4

Người bệnh được hưởng các tiện nghi bảo đảm sức khỏe, nâng cao thể trạng và tâm lý

4

0

 

A2.5

Người khuyết tật được tiếp cận với các khoa/phòng, phương tiện và dịch vụ khám, chữa bệnh trong bệnh viện

3

0

 

A3

A3. Môi trường chăm sóc người bệnh (2)

     

A3.1

Người bệnh được điều trị trong môi trường, cảnh quan xanh, sạch, đẹp

5

0

 

A3.2

Người bệnh được khám và điều trị trong khoa/phòng gọn gàng, ngăn nắp

3

0

 

A4

A4. Quyền và lợi ích của người bệnh (6)

     

A4.1

Người bệnh được cung cấp thông tin và tham gia vào quá trình điều trị

4

0

 

A4.2

Người bệnh được tôn trọng quyền riêng tư cá nhân

4

0

 

A4.3

Người bệnh được nộp viện phí thuận tiện, công khai, minh bạch, chính xác

4

0

 

A4.4

Người bệnh được hưởng lợi từ chủ trương xã hội hóa y tế

3

0

 

A4.5

Người bệnh có ý kiến phàn nàn, thắc mắc hoặc khen ngợi được bệnh viện tiếp nhận, phản hồi, giải quyết kịp thời

4

0

 

A4.6

Bệnh viện thực hiện khảo sát, đánh giá sự hài lòng người bệnh và tiến hành các biện pháp can thiệp

4

0

 

B

PHẦN B. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN (14)

     

B1

B1. Số lượng và cơ cấu nhân lực bệnh viện (3)

     

B1.1

Xây dựng kế hoạch phát triển nhân lực bệnh viện

3

0

 

B1.2

Bảo đảm và duy trì ổn định số lượng nhân lực bệnh viện

2

0

 

B1.3

Bảo đảm cơ cấu chức danh nghề nghiệp của nhân lực bệnh viện

3

0

 

B2

B2. Chất lượng nguồn nhân lực (3)

     

B2.1

Nhân viên y tế được đào tạo và phát triển kỹ năng nghề nghiệp

3

0

 

B2.2

Nhân viên y tế được nâng cao kỹ năng ứng xử, giao tiếp, y đức

3

0

 

B2.3

Bệnh viện duy trì và phát triển bền vững chất lượng nguồn nhân lực

4

0

 

B3

B3. Chế độ đãi ngộ và điều kiện, môi trường làm việc (4)

     

B3.1

Bảo đảm chính sách tiền lương, chế độ đãi ngộ của nhân viên y tế

4

0

 

B3.2

Bảo đảm điều kiện làm việc, vệ sinh lao động và nâng cao trình độ chuyên môn cho nhân viên y tế

5

0

 

B3.3

Sức khỏe, đời sống tinh thần của nhân viên y tế được quan tâm và cải thiện

4

0

 

B3.4

Tạo dựng môi trường làm việc tích cực cho nhân viên y tế

4

0

 

B4

B4. Lãnh đạo bệnh viện (4)

     

B4.1

Xây dựng kế hoạch, quy hoạch, chiến lược phát triển bệnh viện và công bố công khai

3

0

 

B4.2

Triển khai văn bản của các cấp quản lý

4

0

 

B4.3

Bảo đảm chất lượng nguồn nhân lực quản lý bệnh viện

3

0

 

B4.4

Bồi dưỡng, phát triển đội ngũ lãnh đạo và quản lý kế cận

5

0

 

C

PHẦN C. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN (35)

     

C1

C1. An ninh, trật tự và an toàn cháy nổ (2)

     

C1.1

Bảo đảm an ninh, trật tự bệnh viện

4

0

 

C1.2

Bảo đảm an toàn điện và phòng chống cháy nổ

3

0

 

C2

C2. Quản lý hồ sơ bệnh án (2)

     

C2.1

Hồ sơ bệnh án được lập đầy đủ, chính xác, khoa học

3

0

 

C2.2

Hồ sơ bệnh án được quản lý chặt chẽ, đầy đủ, khoa học

4

0

 

C3

C3. Ứng dụng công nghệ thông tin (2) (điểm x2)

     

C3.1

Quản lý tốt cơ sở dữ liệu và thông tin y tế

3

0

 

C3.2

Thực hiện các giải pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý và hoạt động chuyên môn

3

0

 

C4

C4. Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn (6)

     

C4.1

Thiết lập và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn

2

0

 

C4.2

Xây dựng và hướng dẫn nhân viên y tế thực hiện các quy trình kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện

4

0

 

C4.3

Triển khai chương trình và giám sát tuân thủ rửa tay

4

0

 

C4.4

Đánh giá, giám sát và triển khai kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện

2

0

 

C4.5

Chất thải rắn bệnh viện được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân thủ theo đúng quy định

4

0

 

C4.6

Chất thải lỏng bệnh viện được quản lý chặt chẽ, xử lý an toàn và tuân thủ theo đúng quy định

4

0

 

C5

C5. Năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn (5) (điểm x2)

     

C5.1

Thực hiện danh mục kỹ thuật theo phân tuyến kỹ thuật

3

0

 

C5.2

Nghiên cứu và triển khai áp dụng các kỹ thuật mới, phương pháp mới

4

0

 

C5.3

Áp dụng các hướng dẫn quy trình kỹ thuật khám bệnh, chữa bệnh và triển khai các biện pháp giám sát chất lượng

3

0

 

C5.4

Xây dựng các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị

3

0

 

C5.5

Áp dụng các hướng dẫn chẩn đoán và điều trị đã ban hành và giám sát việc thực hiện

3

0

 

C6

C6. Hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh (3)

     

C6.1

Hệ thống điều dưỡng trưởng được thiết lập và hoạt động hiệu quả

1

0

 

C6.2

Người bệnh được điều dưỡng hướng dẫn, tư vấn điều trị và chăm sóc, giáo dục sức khỏe phù hợp với bệnh đang được điều trị

3

0

 

C6.3

Người bệnh được chăm sóc vệ sinh cá nhân trong quá trình điều trị tại bệnh viện

3

0

 

C7

C7. Năng lực thực hiện chăm sóc dinh dưỡng và tiết chế (5)

     

C7.1

Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức để thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế trong bệnh viện

3

0

 

C7.2

Bệnh viện bảo đảm cơ sở vật chất để thực hiện công tác dinh dưỡng và tiết chế trong bệnh viện

4

0

 

C7.3

Người bệnh được đánh giá, theo dõi tình trạng dinh dưỡng trong thời gian nằm viện

3

0

 

C7.4

Người bệnh được hướng dẫn, tư vấn chế độ ăn phù hợp với bệnh lý

4

0

 

C7.5

Người bệnh được cung cấp chế độ dinh dưỡng phù hợp với bệnh lý trong thời gian nằm viện

3

0

 

C8

C8. Chất lượng xét nghiệm (2)

     

C8.1

Bảo đảm năng lực thực hiện các xét nghiệm huyết học, hóa sinh, vi sinh và giải phẫu bệnh

2

0

 

C8.2

Bảo đảm chất lượng các xét nghiệm

3

0

 

C9

C9. Quản lý cung ứng và sử dụng thuốc (6)

     

C9.1

Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức hoạt động dược

3

0

 

C9.2

Bảo đảm cơ sở vật chất khoa Dược

3

0

 

C9.3

Cung ứng thuốc và vật tư y tế tiêu hao đầy đủ, kịp thời, bảo đảm chất lượng

3

0

 

C9.4

Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

3

0

 

C9.5

Thông tin thuốc, theo dõi báo cáo phản ứng có hại của thuốc (ADR) kịp thời, đầy đủ và có chất lượng

3

0

 

C9.6

Hội đồng thuốc và điều trị được thiết lập và hoạt động hiệu quả

3

0

 

C10

C10. Nghiên cứu khoa học (2)

     

C10.1

Tích cực triển khai hoạt động nghiên cứu khoa học

3

0

 

C10.2

Áp dụng kết quả nghiên cứu khoa học trong hoạt động bệnh viện và các giải pháp nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh

5

0

 

D

PHẦN D. HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (11)

     

D1

D1. Thiết lập hệ thống và cải tiến chất lượng (3)

     

D1.1

Thiết lập hệ thống quản lý chất lượng bệnh viện

2

0

 

D1.2

Xây dựng và triển khai kế hoạch, đề án cải tiến chất lượng bệnh viện

3

0

 

D1.3

Xây dựng văn hóa chất lượng

4

0

 

D2

D2. Phòng ngừa các sự cố khắc phục (5)

     

D2.1

Phòng ngừa nguy cơ, diễn biến bất thường xảy ra với người bệnh

2

0

 

D2.2

Xây dựng hệ thống báo cáo, phân tích sự cố y khoa và tiến hành các giải pháp khắc phục

3

0

 

D2.3

Thực hiện các biện pháp phòng ngừa để giảm thiểu các sự cố y khoa

3

0

 

D2.4

Bảo đảm xác định chính xác người bệnh khi cung cấp dịch vụ

3

0

 

D2.5

Phòng ngừa nguy cơ người bệnh bị trượt ngã

2

0

 

D3

D3. Đánh giá, đo lường, hợp tác và cải tiến chất lượng (3)

     

D3.1

Đánh giá chính xác thực trạng và công bố công khai chất lượng bệnh viện

4

0

 

D3.2

Đo lường và giám sát cải tiến chất lượng bệnh viện

3

0

 

D3.3

Hợp tác với cơ quan quản lý trong việc xây dựng công cụ, triển khai, báo cáo hoạt động quản lý chất lượng bệnh viện

3

0

 

E

PHẦN E. TIÊU CHÍ ĐẶC THÙ CHUYÊN KHOA

     

E1

E1. Tiêu chí sản khoa, nhi khoa (áp dụng cho bệnh viện đa khoa có khoa Sản, Nhi và bệnh viện chuyên khoa Sản, Nhi) (4)

     

E1.1

Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc sản khoa và sơ sinh

0

0

 

E1.2

Bệnh viện thực hiện tốt hoạt động truyền thông sức khỏe sinh sản trước sinh, trong khi sinh và sau sinh

0

0

 

E1.3

Bệnh viện tuyên truyền, tập huấn và thực hành tốt nuôi con bằng sữa mẹ theo hướng dẫn của Bộ Y tế và UNICEF

0

0

 

E2.1

Bệnh viện thiết lập hệ thống tổ chức chăm sóc nhi khoa

0

0

 

II. BẢNG TỔNG HỢP KẾT QUẢ CHUNG

KẾT QUẢ CHUNG CHIA THEO MỨC

Mức 1

Mức 2

Mức 3

Mức 4

Mức 5

Điểm TB

Số TC áp dụng

PHẦN A. HƯỚNG ĐẾN NGƯỜI BỆNH (19)

0

0

7

10

2

3.74

19

A1. Chỉ dẫn, đón tiếp, hướng dẫn, cấp cứu người bệnh (6)

0

0

4

2

0

3.33

6

A2. Điều kiện cơ sở vật chất phục vụ người bệnh (5)

0

0

1

3

1

4.00

5

A3. Môi trường chăm sóc người bệnh (2)

0

0

1

0

1

4.00

2

A4. Quyền và lợi ích của người bệnh (6)

0

0

1

5

0

3.83

6

PHẦN B. PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC BỆNH VIỆN (14)

0

1

6

5

2

3.57

14

B1. Số lượng và cơ cấu nhân lực bệnh viện (3)

0

1

2

0

0

2.67

3

B2. Chất lượng nguồn nhân lực (3)

0

0

2

1

0

3.33

3

B3. Chế độ đãi ngộ và điều kiện, môi trường làm việc (4)

0

0

0

3

1

4.25

4

B4. Lãnh đạo bệnh viện (4)

0

0

2

1

1

3.75

4

PHẦN C. HOẠT ĐỘNG CHUYÊN MÔN (35)

1

3

21

9

1

3.17

35

C1. An ninh, trật tự và an toàn cháy nổ (2)

0

0

1

1

0

3.50

2

C2. Quản lý hồ sơ bệnh án (2)

0

0

1

1

0

3.50

2

C3. Ứng dụng công nghệ thông tin (2) (điểm x2)

0

0

2

0

0

3.00

2

C4. Phòng ngừa và kiểm soát nhiễm khuẩn (6)

0

2

0

4

0

3.33

6

C5. Năng lực thực hiện kỹ thuật chuyên môn (5) (điểm x2)

0

0

4

1

0

3.20

5

C6. Hoạt động điều dưỡng và chăm sóc người bệnh (3)

1

0

2

0

0

2.33

3

C7. Năng lực thực hiện chăm sóc dinh dưỡng và tiết chế (5)

0

0

3

2

0

3.40

5

C8. Chất lượng xét nghiệm (2)

0

1

1

0

0

2.50

2

C9. Quản lý cung ứng và sử dụng thuốc (6)

0

0

6

0

0

3.00

6

C10. Nghiên cứu khoa học (2)

0

0

1

0

1

4.00

2

PHẦN D. HOẠT ĐỘNG CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG (11)

0

3

6

2

0

2.91

11

D1. Thiết lập hệ thống và cải tiến chất lượng (3)

0

1

1

1

0

3.00

3

D2. Phòng ngừa các sự cố khắc phục (5)

0

2

3

0

0

2.60

5

D3. Đánh giá, đo lường, hợp tác và cải tiến chất lượng (3)

0

0

2

1

0

3.33

3

PHẦN E. TIÊU CHÍ ĐẶC THÙ CHUYÊN KHOA

0

0

0

0

0

0

 

E1. Tiêu chí sản khoa, nhi khoa (áp dụng cho bệnh viện đa khoa có khoa Sản, Nhi và bệnh viện chuyên khoa Sản, Nhi) (4)

0

0

0

0

0

0

 

III. TÓM TẮT CÔNG VIỆC TỰ KIỂM TRA BỆNH VIỆN

  1. Bệnh viện đã thành lập đoàn tự kiểm tra là thành viên của Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện; đoàn tiến hành rà soát, đánh giá theo từng tiêu chí, từng bộ phận và tổng hợp báo cáo, nhập phần mềm trực tuyến. 2. Số lượng tiêu chí áp dụng: 79/83 Kết quả đánh giá chung: đạt loại chất lượng khá, điểm trung bình là 3,33. Số lượng tiêu chí đạt ở các mức: mức 1= 1 (1,27 phần trăm ), mức 2= 7 (8,86 phần trăm ), mức 3= 40 (50,63 phần trăm ), mức 4= 26 (32,91 phần trăm ), mức 5= 5 (6,33 phần trăm ) . 3. Bệnh viện có 04 tiêu chí không áp dụng; ở phần E: Tiêu chí đặc thù chuyên khoa (áp dụng cho bệnh viện đa khoa có khoa Sản, Nhi và bệnh viện chuyên khoa Sản, Nhi) (E1: từ E1.1 đến E1.4). Bệnh viện là bệnh viện YHCT, nên không thực hiện các tiêu chí ở phần này.

IV. BIỂU ĐỒ CÁC KHÍA CẠNH CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN

·  a. Biểu đồ chung cho 5 phần (từ phần A đến phần E)

 ·  b. Biểu đồ riêng cho phần A (từ A1 đến A4)

·  c. Biểu đồ riêng cho phần B (từ B1 đến B4)

 ·  d. Biểu đồ riêng cho phần C (từ C1 đến C10)

·  e. Biểu đồ riêng cho phần D (từ D1 đến D3)

V. TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC ƯU ĐIỂM CHẤT LƯỢNG BỆNH VIỆN

Trong năm 2022, bệnh viện đã duy trì các hoạt động bệnh viện theo kết quả cải tiến của năm 2021.


Các nhóm tiêu chí và phần lớn các tiêu chí ở mức khá - và tốt với 71/79 tiêu chí (90 phần trăm ), trong đó: mức 3= 40 (50,63 phần trăm ), mức 4= 26 (32,91 phần trăm ), mức 5= 5 (6,33 phần trăm )

 
- Bệnh viện quan tâm nhiều đến công tác tiếp đón, hướng dẫn, cấp cứu người bệnh, đảm bảo quyền, lợi ích và đáp ứng sự hài lòng của người bệnh.


- Bệnh viện luôn phấn đấu hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch được giao.


- Bệnh viện đã thường xuyên hướng dẫn và giám sát, kiểm tra việc thực hiện quy trình khám chữa bệnh, các kỹ thuật chuyên môn, phác đồ điều trị nhằm đảm bảo tính hợp lý, an toàn và hiệu quả trong điều trị và chăm sóc người bệnh; nhất là bệnh viện đã nghiêm túc triển khai thực hiện các biện pháp về tiêu chí "Bệnh viện an toàn phòng chống dịch COVID-19" theo chỉ đạo và hướng dẫn của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Y tế, UBND tỉnh và Sở Y tế.


- Tăng cường các biện pháp phòng chống dịch Covid-19: thựI c hiện sàng lọc ngay tại cổng, thực hiện Test nhanh kháng nguyên Covid-19 cho tất cả các bệnh nhân và người chăm trước khi vào trong bệnh viện trong giai đoạn dịch diễn biến phức tạp nhằm phát hiện sớm các trường hợp nghi nhiễm Covid-19 để phòng lây lan dịch trong bệnh viện. Kịp thời thích ứng với các chỉ đạo của Bộ Y tế và Sở Y tế trong việc phòng chống Covid trong tình hình mới.


- Ứng dụng kết quả nghiên cứu khoa học có hiệu quả trong quản lý, khám chữa bệnh cho người bệnh.


- Bệnh viện thường xuyên cử cán bộ viên chức tham gia các lớp đào tạo dài hạn, ngắn hạn và tổ chức bồi dưỡng, đào tạo lại về chuyên môn, kỹ thuật, nghiệp vụ.


- Bệnh viện đã có kế hoạch cải tiến chất lượng, phân công và triển khai hoạt động từ đầu năm; hướng dẫn từng khoa phòng xây dựng kế hoạch và thực hiện cải tiến chất lượng.

 
- Bệnh viện đã chú trọng thực hiện tiêu chí 5S, xây dựng cơ quan văn hóa, xanh sạch đẹp, an toàn vệ sinh lao động.


- Khảo sát hài lòng người bệnh nội trú, tỷ lệ hài lòng người bệnh ngoại trú và tỷ lệ hài lòng nhân viên y tế đều đạt 100 phần trăm .

 

VI. TỰ ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC NHƯỢC ĐIỂM, VẤN ĐỀ TỒN TẠI

Do tình hình khách quan, phải sát nhập phòng Điều dưỡng vào phòng KHTH theo Quyết định kiện toàn mới của UBND tỉnh Lâm Đồng nên Bệnh viện có 1 tiêu chí đạt mức 1 (C6.1).
Ngoài ra, còn tồn tại 7 tiêu chí ở mức 2, chưa thể thay đổi, cụ thể:


- B1.2 :Bảo đảm và duy trì ổn định số lượng nhân lực.

 
- C4.1:Thiết lập và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nhiễm khuẩn.


- C4.4: Đánh giá, giám sát và triển khai kiểm soát nhiễm khuẩn trong bệnh viện.

 
- C8.1: Bảo đảm năng lực thực hiện các xét nghiệm huyết học, hóa sinh, vi sinh và giải phẫu bệnh.
- 03 tiêu chí ở nhóm hoạt động cải tiến chất lượng gồm D1.1, D2.1 và D2.5 do các yếu tố khách quan về quy mô và cơ cấu tổ chức của Bệnh viện.


Còn khó khăn trong việc đánh giá năng lực thực hiện chăm sóc dinh dưỡng, chất lượng xét nghiệm, đánh giá thường xuyên về phòng ngừa giảm thiểu sai sót đảm bảo an toàn người bệnh và đánh giá cải tiến chất lượng trong mọi mặt.

VII. XÁC ĐỊNH CÁC VẤN ĐỀ ƯU TIÊN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG

Dựa trên phân tích thực trạng chất lượng bệnh viện và kết quả tự đánh giá các tiêu chí, Bệnh viện xác định tập trung trọng tâm ưu tiên thực hiện các tiêu chí:

 
- Hướng đến người bệnh (đảm bảo môi trường chăm sóc, dinh dưỡng, quyền và lợi ích của người bệnh);

 
- Hoạt động chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh (cập nhật và thực hiện đúng các quy trình và các hướng dẫn, phác đồ điều trị, nghiên cứu khoa học);

 
- Đánh giá cải tiến chất lượng và thực hiện các biện pháp đảm bảo an toàn người bệnh.

 

VIII. GIẢI PHÁP, LỘ TRÌNH, THỜI GIAN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG

1. Giải pháp:


- Hội đồng quản lý chất lượng bệnh viện triển khai áp dụng thực hiện tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành phù hợp với điều kiện của bệnh viện; hỗ trợ kỹ thuật cho các khoa, phòng để triển khai các hoạt động của các quy trình bảo đảm, cải tiến chất lượng do giám đốc bệnh viện phê duyệt.


- Tổ quản lý chất lượng Bệnh viện tổ chức triển khai các hoạt động về quản lý và cải tiến chất lượng; phát hiện, tổng hợp, phân tích, báo cáo và nghiên cứu, đề xuất giải pháp khắc phục. Tổ chức đào tạo, huấn luyện, tập huấn, bồi dưỡng về quản lý chất lượng; triển khai và giám sát, kiểm tra việc thực hiện chương trình an toàn người bệnh.


- Đẩy mạnh vai trò, chức năng của Hội đồng thuốc- điều trị nhằm đảm bảo cung ứng đủ thuốc, sử dụng thuốc hợp lý, an toàn, hiệu quả và nâng cao chất lượng khám chữa bệnh, chăm sóc bệnh nhân toàn diện.


- Thường xuyên tập huấn bồi dưỡng chuyên môn, các quy trình cho CBVC trong bệnh viện.


- Tổ chức đánh giá chất lượng bệnh viện dựa trên các bộ tiêu chí, tiêu chuẩn quản lý chất lượng do Bộ Y tế ban hành, tuân thủ các quy định và hướng dẫn chuyên môn của Bộ Y tế; định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá rút kinh nghiệm quá trình thực hiện, phát hiện và giải quyết những vấn đề mới nảy sinh. Kiểm tra định kỳ công tác chuyên môn, công tác chăm sóc người bệnh, công tác dược. Ban Thanh tra thường xuyên kiểm tra đơn thư góp ý, kiểm tra công tác bệnh viện nhằm đảm bảo quyền lợi cho người bệnh và cán bộ viên chức.


2. Lộ trình, thời gian:


- Tích cực xây dựng và thực hiện kế hoạch quản lý chất lượng bệnh viện năm 2023 dựa trên những tồn tại được đưa ra qua công tác kiểm tra năm 2022, giám sát, kiểm tra việc thực hiện của các Khoa, Phòng và bộ phận.


- Thực hiện các giải pháp cải tiến chất lượng bệnh viện năm 2023 theo kế hoạch được hội nghị CBVC năm 2023 thông qua.


- Định kỳ 6 tháng sẽ thành lập đoàn tự kiểm tra CLBV và tổng kết, tự đánh giá việc thực hiện công tác cải tiến chất lượng bệnh viện năm 2023.

IX. KẾT LUẬN, CAM KẾT CỦA BỆNH VIỆN CẢI TIẾN CHẤT LƯỢNG

Quán triệt, triển khai thực hiện theo đúng Thông tư 19/2013/TT- BYT, ngày 12/7/2013 của Bộ Y tế về hướng dẫn quản lý dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh tại bệnh viện và Quyết định số 6858/QĐ-BYT, ngày 18/11/2016 của Bộ Y tế về ban hành Bộ tiêu chí đánh giá chất lượng bệnh viện.


- Hội đồng, tổ quản lý chất lượng và toàn thể Cán bộ viên chức Bệnh viện cam kết thực hiện theo sự phân công.


- Phấn đấu xây dựng và phát triển bệnh viện theo hướng dẫn của Bộ tiêu chí chất lượng bệnh viện.

Ngày 09 tháng 12 năm 2022.

NGƯỜI ĐIỀN THÔNG TIN
(ký tên)

 

 

Bùi Thế Sáu

GIÁM ĐỐC BỆNH VIỆN
(ký tên và đóng dấu)

 

 

 

 

Tin Mới Nhất

Hình Ảnh Hoạt Động

Video

Khảo Sát

Facebook

Thống kê

530888
Hôm Nay
Hôm Qua
Tuần Này
Tuần Trước
Tháng Này
Tháng Trước
Tất cả
157
447
2747
525339
12806
12764
530888

Your IP: 44.192.115.114
2023-09-30 06:13